Thứ Bảy, ngày 28/09/2019 16:00 PM (GMT+7)
Những ngày qua, Hà Nội đang được cảnh báo là thành phố có chất lượng không khí ô nhiễm đáng báo động trên thế giới và một trong những nguyên nhân chính là bụi siêu mịn PM2.5.
Bụi siêu mịn PM2.5 là vật chất hạt khí quyển (PM) có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, tức là khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người.
Thường được viết là PM2.5, các hạt trong thể này nhỏ đến mức chúng chỉ có thể được phát hiện bằng kính hiển vi điện tử. Chúng thậm chí còn nhỏ hơn so với bụi PM10 là các hạt bụi có kích thước từ 10 micromet trở xuống và được gọi là bụi siêu mịn.
Bụi PM2.5 đến từ đâu
Bụi siêu mịn có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các nhà máy điện, xe cơ giới, máy bay, đốt gỗ dân dụng, cháy rừng, đốt rơm rạ, phun trào núi lửa và bão bụi.
Một số bụi siêu mịn bắt nguồn trực tiếp từ không khí, trong khi một số khác được hình thành khi các chất khí và hạt tương tác với nhau trong khí quyển. Ví dụ, sulfur dioxide dạng khí phát ra từ các nhà máy điện phản ứng với oxy và nước trong không khí tạo thành axit sulfuric như một hạt thứ cấp.
Tại sao bụi siêu mịn PM2.5 nguy hiểm
Vì bụi siêu mịn PM2.5 rất nhỏ và nhẹ nên chúng có xu hướng ở lại trong không khí lâu hơn các hạt bụi nặng. Điều này làm tăng nguy cơ cho con người và động vật hít bụi siêu mịn vào cơ thể. Cũng vì có kích thước nhỏ 2,5 micromet nên loại bụi này có thể đi qua mũi, cổ họng và xâm nhập sâu vào phổi. Thậm chí chúng có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn.
Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với các hạt bụi mịn và những trường hợp tử vong sớm do bệnh tim và phổi. Bụi siêu mịn PM2.5 cũng được biết là nguyên nhân gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh mãn tính như hen suyễn, đau tim, viêm phế quản và các vấn đề hô hấp khác.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với bụi PM2.5 có thể dẫn đến sự lắng đọng mảng bám trong động mạch, gây viêm mạch máu và xơ cứng động mạch cuối cùng có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Các nhà khoa học ước tính cứ 10 microgam trên mét khối (μg / m3) tăng ô nhiễm không khí hạt bụi siêu mịn và gây nguy cơ tử vong, ung thư phổi, ung thư lên 4%-8%.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng đã cảnh báo về tác động của bụi siêu mịn PM2.5 đối với sức khỏe và tỷ lệ tử lệ tử vong của con người. Người tiếp xúc với bụi đường kính PM <2,5 mm (PM2,5) trong vài giờ đến vài tuần có thể gây ra tử vong liên quan đến bệnh tim mạch và khó mang thai; tiếp xúc lâu dài (ví dụ, một vài năm) làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch thậm chí còn giảm tuổi thọ chỉ sau vài tháng đến vài năm.
Mối liên hệ giữa các bà mẹ tiếp xúc với các hạt bụi siêu mịn và dị tật bẩm sinh cũng đã được báo cáo. Trẻ em, người lớn tuổi và những người mắc bệnh phổi hoặc bệnh tim đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động bất lợi của các hạt bụi siêu mịn trong không khí và cần có biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi bụi PM2.5 xung quanh vượt lên ngưỡng nguy hiểm trong không khí.
Trước hiện tượng bầu trời TP.HCM biến sắc, câu hỏi đặt ra là đó có phải do ảnh hưởng từ cháy rừng ở Indonesia không?
No comments:
Post a Comment