Thứ Bảy, ngày 28/09/2019 10:00 AM (GMT+7)
Đứt rời một phần cơ thể, ngón tay, hoặc “cậu bé”… là chấn thương nghiêm trọn, nhưng cần làm ngay việc này mới có thể cứu được khả năng hoạt động của chúng.
Biết giữ lại phần cơ thể đứt rời, nhưng vẫn mất 3 ngón tay
Bệnh viện Sài Gòn ITO từng cấp cứu cho bệnh nhân 44 tuổi từ Đồng Tháp đưa vào trong tình trạng bàn tay phải bị giập nát, đứt lìa hoàn toàn 3 ngón tay. Tuy người nhà có đưa 3 ngón tay theo bệnh nhân, nhưng vì bảo quản sai cách nên bác sĩ không thể khâu nối lại được và người đàn ông đau xót mất đi 3 ngón tay đó.
Theo các bác sĩ, lẽ ra phải bọc phần chi đứt trong một túi nilon, rồi mới đặt vào thùng nước đá (là cách bảo quản đúng ở môi trường 2 - 8 độ C) thì 3 ngón tay đó có thể tăng thời gian sống lên 1-1,5 lần, và cơ hội cứu được 3 ngón tay đứt rời nhiều hơn.
Vì không biết nên họ bỏ trực tiếp 3 ngón tay vào nước đá lạnh, cộng với 9 giờ từ Đồng Tháp vào TP Hồ Chí Minh – quá mất thời gian vàng nên 3 ngón tay không được tưới máu, các mô thiếu dưỡng chất, oxy và các chất độc hại đã phá hủy làm mô chết dần sau 2-3 giờ bị đứt rời khỏi cơ thể.
Ngón cái bị đứt rời được bác sĩ nối lại.
Những bệnh nhân may mắn
Đầu năm 2019 Ngô Thị Su Sal (20 tuổi) là một trong 22 sinh viên bị tai nạn do ô tô lao xuống vực đèo Hải Vân. Khi được đưa vào BV Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu vết thương, nơi cánh tay trái đứt lìa tổn thương nặng đã tự cầm máu, bác sĩ cứu được người, nhưng cánh tay đứt rời vẫn chưa tìm thấy.
May mắn là các chiến sĩ biên phòng đã tìm được cánh tay của Su Sal bị kẹt lại trong xe, các bác sĩ nhanh chóng ướp lạnh và mang cánh tay tức tốc đi 30 km về BV Đà Nẵng - ở đó các bác sĩ trực sẵn đã lập tức phẫu thuật ghép nối thành công cánh tay cho bệnh nhân.
BV Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) cũng từng cấp cứu một thanh niên 22 tuổi nhập viện cấp cứu không thân nhân, không tiền, không người thân, không bảo hiểm y tế… bị tổn thương cả hai chân, gãy 1/3 dưới xương đùi, tắc hoàn toàn động mạch khoeo, động mạch chày trước, chày sau, chân có dấu hiệu tím tái.
Các bác sĩ khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình đã khẩn cấp cứu được vùng chi dưới. Bệnh nhân phải đối diện với nhiều nguy cơ ảnh hưởng tính mạng, và các bác sĩ phải qua nhiều hội chẩn mới quyết định là chàng trai còn rất trẻ, mất đi đôi chân sẽ rất khó khăn trong cuộc sống. Gần 10 cuộc mổ cắt lọc, chuyển vạt, ghép da... đôi chân chàng trai mới dần hồi phục, co duỗi chân tốt.
Không chỉ các chi, mà cả "cậu nhỏ" nếu bảo quản đúng cách, thì dù bị đứt đến sát gốc cũng có thể cứu được. Đó là trường hợp nạn nhân ở Sóc Trăng từng được BV đa khoa Trung ương Cần Thơ nối thành công dương vật bị đứt rời khỏi cơ thể. Bác sĩ CK2 Nguyễn Phước Lộc – Trưởng khoa Ngoại niệu khi đó cho rằng, do đầu dương vật đứt lìa được xử lí bảo quản và vận chuyển đúng cách từ tuyến dưới lên, lại phẫu thuật trong khoảng "giờ vàng" (trước 6 giờ sau khi bị đứt) đã góp phần thành công cho ca phẫu thuật.
Dương vật đa phần bị đứt lìa đều có chủ đích nên hay bị cố ý hủy hoại, thậm chí bị cắt và vứt xuống sông, băm nhỏ, xả vào bồn cầu… buộc sẽ phải tái tạo một dương vật mới. Nếu may mắn tìm thấy và bảo quản đúng cách, chuyển lên bệnh viện kịp thời, tỷ lệ ghép nối thành công rất cao.
Các ngón tay bị đứt rời nối lại thành công. Ảnh minh họa.
Thời gian vàng để cứu sống phần cơ thể đứt rời
Theo các bác sĩ, "cậu nhỏ" hay bộ phận cơ thể tay, chân, bị đứt rời, thời gian phẫu thuật nối lại tốt nhất, phải trước 6 giờ kể từ thời điểm bị đứt rời, tránh tình trạng bộ phận đó bị hoại tử do không được cung cấp máu.
Khi gặp tai nạn đứt rời một phần cơ thể cần tiến hành cầm máu vết thương. Với ngón tay, chân, bàn tay, cổ tay có thể băng ép trọng điểm để cầm máu. Các chi lớn như bàn chân, cổ chân, cánh tay, cẳng chân... cần buộc garo cầm máu.
Nếu không có sự hỗ trợ y tế, hãy dùng vải sạch quấn nhiều vòng quanh chi nơi bị đứt. Lưu ý không siết quá chặt phía trên vết đứt rời khoảng 10cm để garo. Và nếu vận chuyển bệnh nhân quá xa thì cứ 90 phút xả garo một lần.
Tránh sốc cho nạn nhân bằng cách:
- Đặt nạn nhân nằm và giữ ấm cơ thể bằng cách đắp chăn lên người.
- Nâng vị trí vết thương lên cao bằng tim để duy trì tuần hoàn và lưu lượng máu tới các cơ quan quan trọng.
Chi đứt rời được nối lại. Ảnh minh họa.
TS. BS Phạm Thị Việt Dung (Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ bệnh viện đại học Y Hà Nội) chia sẻ một số điều cần biết khi xử lý mảnh tổ chức đứt rời:
- Cho mảnh đứt rời vào túi nilon sạch đựng nước muối sinh lý (nước muối đóng chai dùng trong y tế chứ không phải nước muối tự pha), hoặc nước sạch rồi thả vào hộp, hoặc túi... đựng đá (chứ không thả trực tiếp vào nước đá) để tránh gây bỏng lạnh cho mô và mạch máu.
- Không nên khâu, thắt mạch hay đốt điện khi sơ cứu ở các cơ sở tuyến dưới (để tránh làm tổn thương mạch máu) trừ khi thật cần thiết.
- Nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế có khả năng xử lý, tránh mất thời gian vô ích.
TS. BS Phạm Thị Việt Dung cho hay, khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV đa khoa Xanh Pôn, Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ BV đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức, BV 108, BV Chợ Rẫy là các trung tâm nối ghép các bộ phận đứt rời đã trở thành thường quy.
- Tai nạn đứt rời một phần cơ thể có thể gặp trong cuộc sống, vì vậy mọi người nên học cách sơ cứu bảo quản giữ gìn đúng cách để bác sĩ có cơ hội ghép nối thành công.
- Tuyệt đối không làm những việc sau khi có phần cơ thể đứt rời:
- Tuyệt đối không rửa chi đứt lìa bằng xà phòng, hoặc bỏ vào chậu nước.
- Tuyệt đối không sử dụng đá khô bảo quản ngón tay đứt rời.
- Không bảo quản phần cơ thể đứt lìa vào thùng nước lạnh.
Cách bảo tồn chi bị đứt rời:
- Nếu có chuyên môn y tế thì dùng nước muối, hoặc nước sôi để nguội nhẹ nhàng rửa trôi các dị vật.
- Bao gói phần chi đứt bằng miếng gạc sạch hoặc vải sạch, rồi đặt vào túi nilon sạch, buộc chặt miệng túi.
- Đặt túi đựng chi vào thùng có chứa nước đá lạnh.
Các thao tác cần làm nhanh, cẩn thận, nhẹ nhàng và nhanh chóng vận chuyển ngay nạn nhân cùng phần chi được bảo quản đến BV có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, bác sĩ mới có nhiều cơ hội phẫu thuật ghép nối thành công.
Với các ngón tay đứt rời hoàn toàn:
- Băng sơ cứu vết thương bằng gạc vô khuẩn để giảm thiểu chảy máu và bảo vệ vết thương.
- Cố định tay bị chấn thương và nâng cao nhằm mục đích giảm đau và giảm sưng nề.
- Nếu không có chuyên môn y tế thì hạn chế rửa vết thương và phần chi thể đứt rời (vì có thể làm tổn thương thêm các thành phần mạch máu thần kinh).
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
2. Nếu ngón tay không đứt hoàn toàn (còn dính lại qua một phần da nhỏ)
Băng vết thương bằng gạc vô khuẩn
Cố định tay bị chấn thương
Quấn quanh phần ngón tay chấn thương bằng một túi nước đá lạnh.
Bệnh nhân là chàng trai 17 tuổi ở Hải Phòng đã trải qua ca mổ kéo dài hơn 10 tiếng do GS Trần Thiết Sơn, PGĐ Bệnh viện...
No comments:
Post a Comment