Thứ Năm, ngày 03/10/2019 11:00 AM (GMT+7)
Nghiên cứu mới từ Anh cho thấy hít phải không khí ô nhiễm có nồng độ bụi mịn PM10 cao có thể khiến các sinh viên bỗng dưng bị điểm kém.
Nghiên cứu của Trường Kinh tế London (Anh) dựa trên 2.400 sinh viên của chính họ cho thấy không khí ô nhiễm dường như có tác động bí ẩn và đáng lo ngại lên trí não con người.
Các nhà khoa học đã phân tích một loại bụi mịn trong không khí gọi là PM10. Khi mức độ của nó trong các phòng thi vi phạm tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các sinh viên lập tức bị điểm thấp hơn 2% khi đối chiếu với khả năng thực sự của họ.
Ô nhiễm không khí có những tác động đáng lo ngại lên trí não con người - ảnh: EPA
Tại một số phòng thi, nồng độ PM10 lên tới 75 microgram/mét khối, tức gấp rưỡi tiêu chuẩn của WHO (50 microgram/mét khối), các sinh viên bị giảm điểm đến 3,4%.
Nghiên cứu chưa lý giải được nguyên nhân và cơ chế của tác động đáng lo ngại này, nhưng cũng đủ gióng lên một hồi chuông cảnh báo mới về tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, đặc biệt là sự tấn công của các vật chất hạt, bao gồm hạt mịn PM10 và hạt siêu mịn PM2.5 mà các chuyên gia cho rằng xuyên qua cả khẩu trang. Nguồn phát thải chính của vật chất hạt chính là các phương tiện giao thông, vì vậy ô nhiễm bụi mịn đang là một trong các mối lo ngại hàng đầu ở các thành phố lớn như London.
Tác giả chính Sefi Roth khuyên rằng vì những lý do trên, phụ huynh và các học sinh, sinh viên nên lưu ý đến việc phòng ngừa tác hại của ô nhiễm không khí vào những ngày thi quan trọng.
Năm ngoái, một nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) dựa trên gần 40.000 người cho thấy ô nhiễm không khí có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, làm cho bạn kém đi về khả năng toán học và diễn đạt ngôn ngữ.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt trong thời gian gần đây.
No comments:
Post a Comment