Monday, April 10, 2017

Sự thật khó tin về cặp đôi ôm nhau dưới đống tro tàn cách đây 2.000 năm

Vào khoảng 2.000 năm trước, một trận núi lửa lớn đã diễn ra cạnh thành bang Pompeii thuộc La Mã cổ đại, khiến dung nham nóng chảy quét dày đặc, bụi khí mịt mù bầu trời. Đây là trận thiên tai tồi tệ khiến nơi này bị xóa sổ hoàn toàn.

Mãi đến sau này, các nhà khoa học mới tiến hành khai quật những vết tích còn sót lại của thành phố cổ xưa này, và phát hiện hai người chết trong tư thế ôm chặt nhau. Kể từ khi được phát hiện, hai người này được gọi là ‘hai trinh nữ’, hai cô gái đã cùng chết và ôm chặt lấy nhau khi cơn biến cố khủng khiếp ập đến.

Xác hai người ôm nhau sau biến cố Pompeii bị nhầm tưởng là hai trinh nữ suốt 2.000 năm nay.

Nhưng theo các kết quả nghiên cứu mới nhất, bằng kiểm tra quét CAT và xét nghiệm DNA trên hai thi thể, các nhà khoa học xác định đây là hai người mang giới tính nam. Kết quả này gây bất ngờ lớn trong cộng đồng khoa học.

Kết quả kiểm tra cho thấy hai người không phải là họ hàng với nhau. Mối quan hệ thật sự của hai người này sẽ không bao giờ được biết rõ, nhưng cũng có khả năng họ là một cặp tình nhân đồng giới.

“Tiến hành khai quật ở Pompeii chưa bao giờ khiến chúng tôi hết ngạc nhiên. Trước đây chúng tôi vẫn tưởng rằng đó là hai người con gái, nhưng giờ đây qua quét CAT và xét nghiệm DNA, chúng tôi biết rằng họ là hai người đàn ông”, người quản lý Massimo Osanna khu di tích khảo cổ Pompeii cho biết.

Kết quả phân tích xương và răng của hai người này cho thấy họ còn rất trẻ, có độ tuổi từ khoảng 18 đến 20. Tư thế này cho thấy họ đã có ý định nằm như vậy để sắp xếp sao cho một người ôm và đặt đầu lên ngực người còn lại.

Các nhà khảo cổ tiến hành phân tích răng và xương của hai thi thể và phát hiện họ là hai người đàn ông.

“Khi được biết hai thi thể kia không phải là hai trinh nữ, một số học giả liền xác định xem mối liên hệ của họ là như thế nào. Xét nghiệm DNA cho thấy họ không thể là họ hàng, anh em, và dĩ nhiên không thể là cha con. Vì thế, mối quan hệ giữa họ rất có thể là tình yêu đồng giới”, giáo sư Stefano Vanacore (người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Pompeii) cho biết.

Nhà khảo cổ học Vittorio Spinazzola là người đầu tiên đúc tượng thạch cao của các nạn nhân sau khi ông phát hiện vào đầu thế kỷ 20, để bảo quản và phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.

Kể từ năm 2015, các nhà nghiên cứu khác đã bắt đầu tiếp tục công việc đó và tiến hành bảo quản thi thể của 86 nạn nhân khác sau vụ phun trào núi lửa Vesuvius kinh hoàng của hai thiên niên kỷ trước.

Thành phố chính thức bị xóa sạch vào năm 79 sau Công Nguyên, nhiều ước tính gần chính xác nhất cho biết có đến hàng ngàn người đã mất mạng do không thể chạy trốn kịp khỏi những dòng dung nham nóng chảy.

Hàng chục thi thể được phát hiện và bảo quản trong các khuôn thạch cao tại Pompeii.

Thảm họa Pompeii được ghi nhận lại trong suốt chiều dài lịch sử

Nhiều văn thư và tài liệu cổ đã ghi nhận lại sự kiện này, như một phần không thể quên của lịch sử La Mã cổ đại. Nhà thơ Pliny đã tận mắt chứng kiến thảm họa này khi đứng từ xa, những bài thơ của ông kể lại sự việc được tìm thấy vào thế kỷ 16.

Ông cho biết biến cố ập đến quá nhanh, khiến cư dân thành Pompeii hết sức hoảng loạn. Những cột khói như những chiếc ô dù bốc cao dần lên từ ngọn núi lửa khổng lồ và những làn khói dày đặc bao phủ hết những khu vực xung quanh, khiến nơi đây trở nên u ám như ban đêm.

Mọi người bỏ chạy hoảng loạn, khóc thét lên trong nỗi hoảng sợ cùng cực. Những cơn mưa tro và đá bụi liên tục được đổ xuống chỉ trong vài giờ. Đợt phun trào chỉ kéo dài chưa đến một ngày, nhưng nó phun trào rất nhiều khiến cả thành bang bị nhấn chìm trong khói lửa.

Hàng trăm người may mắn bỏ chạy kịp đã trú ẩn trong các ngôi nhà có mái vòm che tại bờ biển Herculaneum. Những người kịp mang theo trang sức quý giá bên mình, liền bị giết chết bởi những người khác trong lúc cùng nhau trú nạn.

Nhiều người vì quá hoảng loạn nên chỉ biết trốn trong nhà và đóng chặt cửa lại, những người này bị nhấn chìm trong chính căn nhà của họ sau khi dòng dung nham nóng cuốn trôi hết mọi thứ trên đường đi của nó.

Đó là một thảm họa khủng khiếp mà Pliny từng được chứng kiến trong cuộc đời. Con số người chết chính xác vẫn chưa được rõ, nhưng ước tính con số này phải vượt quá 10.000.

Địa điểm thành Pompeii, nơi xảy ra thảm họa kinh hoàng vào năm 79 sau Công nguyên, nay là một khu vực thuộc miền nam nước Ý.

Theo Quang Niên (Dịch từ Daily Mail) (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment