Bệnh nhân Nguyễn Thị Ch. (61 tuổi, ở Bắc Ninh) là một trường hợp khá đặc biệt, vì chị Ch. là nữ, làm nghề bắt rắn để bán đã 20 năm nay.
Theo lời người nhà, bệnh nhân Ch. hay bắt rắn nước để bán, lần này do sơ ý và không biết là rắn độc nên cô đã bị hổ mang chúa cắn vào tay.
Bà Th. vẫn đang phải điều trị tại viện.
Chỉ khi có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn và nôn nhiều, tay sưng to cô mới đi đến bệnh viện để khám, lúc đó tình trạng sức khỏe đã quá yếu và phải nhập viện sau đó chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
Ngoài trường hợp của chị Ch., tại trung tâm còn có 2 trường hợp nặng khác cũng đang phải thở máy, đó là anh Lý Văn Th. (39 tuổi, ở Lục Ngạn, Bắc Giang) và bệnh nhân Lại Văn H. (46 tuổi, ở Đăng Ninh, Nam Định).
Anh Th. bị rắn cắn khi đang đi làm đồng, nhưng chủ quan, không đến cơ sở y tế kịp thời, chỉ đến khi có biểu hiện tức ngực, khó thở anh mới đến viện.
Sau hơn 1 tháng điều trị tích cực tại Trung tâm Chống độc, hiện anh Th. vẫn trong tình trạng rất nặng, phải thở máy, não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao.
Vết rắn cắn trên tay một bệnh nhân.
Còn đối với bệnh nhân H., khi vào viện đã trong tình trạng nặng, chi phí điều trị tốn kém nhưng lại không có Bảo hiểm y tế.
Nhiều lần gia đình đã có ý định xin cho bệnh nhân về nhưng nhận thấy bệnh nhân vẫn còn cơ hội sống nên các thầy thuốc đã động viên gia đình để bệnh nhân lại điều trị.
Ths. BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.
BS Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn độc mà chúng tay có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.
BS Nguyên nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
Các bước sơ cứu nên làm BS Nguyễn Trung Nguyên khi bị rắn cắn cần sơ cứu theo các bước sơ cứu: 1. Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng; 2. Không để bệnh nhân tự đi lại; 3. Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn); 4. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường; 5. Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động; 6. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Không sử dụng các biện pháp sau: Cố gắng hút nọc độc của rắn; Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn…..bởi tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh. |
No comments:
Post a Comment