1. Hạn chế tiêu hóa
Nước lạnh hay thức uống lạnh nói chung đều làm co mạch máu, vì thế làm hạn chế quá trình tiêu hóa và ngăn cản quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khi tiêu hóa do thay vì tập trung cho tiêu hóa, cơ thể lại phải chuyển sang điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho phù hợp.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể khoảng 37 độ C, khi uống nước quá lạnh, cơ thể buộc phải dùng năng lượng để tự điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch này thay vì sử dụng năng lượng ấy cho việc tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.
2. Đau cổ họng
Uống nước lạnh sẽ làm tăng nguy cơ bị đau họng, sổ mũi. Uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn, sẽ làm tăng tích tụ chất nhầy trên niêm mạc hệ hô hấp nhằm tạo lớp bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, khi đường hô hấp bị tắc nghẽn, nó sẽ dễ bị rất nhiều chứng viêm nhiễm.
3. Ức chế tiêu hóa chất béo
Nếu uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nhiệt độ lạnh sẽ củng cố các chất béo trong thực phẩm bạn vừa ăn, khiến cơ thể bạn rất khó phân hủy các chất béo không mong muốn này. Bạn chỉ nên uống nước lạnh chừng hơn 30 phút sau bữa ăn.
4. Làm giảm nhịp tim
Vài nghiên cứu cho thấy uống nước lạnh có thể liên quan đến làm giảm nhịp tim. Nước lạnh kích thích dây thần kinh số 10. Dây thần kinh phế vị này là phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể, làm trung gian làm giảm nhịp tim.
5. Sốc nhiệt
Sau khi tập thể thao, hoạt động mạnh, bạn nhất thiết không nên uống nước lạnh, thay vì thế chỉ nên dùng nước ấm.
Khi tập luyện, rất nhiều nhiệt lượng được tạo ra, nếu uống nước lạnh ngay tức thì, sự chênh lệch nhiệt độ có thể tác động thẳng vào hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, cơ thể bạn không thể hấp thu nước lạnh, vì thế uống nước này sẽ chẳng có tác dụng. Vài người đã bị đau bao tử mãn tính vì uống nước lạnh sau khi hoạt động vì nước lạnh đã gây sốc nhiệt cho cơ thể.
Uống nước ở nhiệt độ bình thường không chỉ cấp nước và làm tiêu hóa nhanh hơn mà còn kích thích sản xuất enzyme tự nhiên tốt cho tiêu hóa. Nước ấm phân hủy thức ăn dễ hơn, giúp ruột hoạt động tốt hơn. Nó còn giúp thanh lọc máu, tăng giải độc tự nhiên cho cơ thể.
No comments:
Post a Comment