Bà Caroline Lewis, năm nay 50 tuổi, có một cậu con trai 9 tuổi mắc chứng tự kỷ. Bà không dám để con mình tự vui chơi, phải canh chừng nhất cử nhất động vì lo ngại cậu bé sẽ làm một hành động khủng khiếp nào đó trong tương lai.
Bà Caroline Lewis bị bế tắc vì không thể hiểu được và giáo dục đứa con mắc tự kỷ của mình.
Nỗi sợ của người mẹ không phải không có căn cứ. Những hành vi mang tính bạo lực của cậu con trai Paulie đã bắt đầu bộc lộ từ nhỏ. Lúc mới hai tuổi, cậu bé đã đâm mạnh tay vào chú mèo nuôi trong nhà bằng một cái nĩa nhọn.
Lúc đó, các bác sĩ cho rằng cậu bé sẽ sớm thoát khỏi tình trạng này khi lớn lên. Nhưng vào năm 4 tuổi, các bác sĩ chẩn đoạn Paulie mắc chứng tự kỷ. Từ đó, nhiều hành vi hoang dại với tần suất ngày càng nhiều và mức độ bạo lực càng cao của cậu khiến người lớn phải lo ngại.
Khi còn học mẫu giáo, bé Paulie từng bóp cổ một người bạn cùng lớp suýt tắt thở. Nếu không có giáo viên ngăn can kịp thời, có lẽ chuyện không mong muốn đã xảy ra. Nhiều phụ huynh khác yêu cầu đuổi học cậu bé nhưng thầy cô đã tỏ ý muốn cậu tiếp tục học để được giáo dục tốt hơn.
Nhưng mới tuần trước, Paulie đã bị đuổi học vĩnh viễn khỏi Học viện Martin Frobisher ở Clacton, Essex do những hành vi mang tính đe dọa người khác. Các giáo viên cho biết đã bất lực trước những hành động không kiểm soát của Paulie. Và giờ đây, mẹ Caroline phải giam lỏng con mình trong nhà.
Không một trường học hay cơ sở giáo dục nào nhận cậu bé Paulie vào học, mẹ Caroline phải giam lỏng con trong nhà.
Vì lo ngại con mình lâu ngày không tiếp xúc với ai, sẽ làm trầm trọng thêm chứng tự kỷ, người mẹ đã phải làm đơn xin chính quyền địa phương cho con được vào một trường nội trú tư thục trong ba năm. Bà hy vọng kỷ luật nghiêm ngặt nơi đây sẽ giáo dục được cậu bé.
Đơn của bà vẫn đang được xét duyệt nhưng bà không trông mong gì, có thể nó đã bị bác bỏ từ lâu rồi. Bà Caroline có một người con gái khác đã 33 tuổi và một người con trai kế năm nay 24 tuổi, cả hai cùng làm đơn xin phép cho em út mình được tham gia một cộng đồng nào đó nhưng vẫn thất bại.
Bà Caroline mang nặng nỗi lo con không tiếp xúc với nhiều người sẽ khiến chứng tự kỷ của con thêm trầm trọng.
Bà Caroline chia sẻ: “Con tôi là một người mắc bệnh về tâm lý, con không có sự đồng cảm nên luôn hành động một cách bạo lực. Nếu con không được một chuyên gia về tâm lý giúp đỡ, tôi nghĩ con tôi sau này sẽ trở thành một kẻ sát nhân máu lạnh.
Con tôi từng nói nó muốn có súng và luôn căm ghét những người bạn chung lớp. Luôn ôm nỗi hận thù và mong muốn được trả thù. Nhưng đó không phải là ý muốn thật sự của con tôi, cháu nó không ý thức được những hành vi của mình làm, không nhận thức được những thứ xung quanh như bao đứa trẻ khác”.
Bà thường chơi thể thao với con để giúp phần nào con mình thoát khỏi chứng tự kỷ, nhưng giải pháp tâm lý mới thật sự là phương pháp hữu hiệu nhất để khắc phục hội chứng này.
Chứng tự kỷ không phải hiếm gặp, rất nhiều trẻ em mắc phải hội chứng này. Điều đáng buồn là xã hội vẫn chưa thấu hiểu và cảm thông được những người dễ bị tổn thương này, khiến họ càng trở nên cô lập và có những hành động bộc phát, đe dọa đến những người xung quanh.
Theo một khảo sát của tổ chức NHS về trẻ em mắc các chứng bệnh tâm thần, khoảng 74% phụ huynh cảm thấy khó khăn và bế tắc trong việc giáo dục con mắc tự kỷ. Tổ chức này cho biết đang nhanh chóng xây dựng một cơ sở giáo dục thích hợp dành riêng cho trẻ tự kỷ, là nơi hỗ trợ đắc lực cho các gia đình có con mắc tự kỷ.
No comments:
Post a Comment