Monday, April 17, 2017

"Đếm cừu" mãi sao không ngủ được?

Theo BS Phạm Văn Trụ - Bệnh viện Tâm thần TP HCM, tất cả những yếu tố gây khó khăn để chúng ta đi vào giấc ngủ, được ngủ sâu và đủ giờ, khi thức dậy thấy nhẹ đầu, có cảm giác khỏe khoắn – đủ sinh lực cho một ngày làm việc, gọi là các rối loạn giấc ngủ.

"Đếm cừu" mãi sao không ngủ được? - 1

Các bác sĩ khuyên không nên "đếm cừu" để ngủ

BS Trụ cho rằng, có nhiều người còn mắc những nhận định sai lầm về giấc ngủ. Cụ thể như:

- Giấc ngủ ngắn ban ngày sẽ giúp giấc ngủ ban đêm nhiều hơn?: Điều này là sai lầm. Tốt hơn là bỏ giấc ngủ ngắn, chập chờn ban ngày sẽ dễ vào giấc ngủ ban đêm hơn.

- Luyện tập thể dục là cách thức thức giúp giấc ngủ ngon? - Đúng, nhưng đừng luyện tập quá nặng nhọc hoặc nhẹ nhưng kéo dài tới gần giờ đi ngủ vào buổi chiều tối.

- Mỗi tuần ngủ nhiều một lần có thể bù đắp cho những ngày mất ngủ trước đó? - Sai. Không dễ dàng bù đắp giấc ngủ đã mất. Tốt hơn giữ giấc ngủ đều đều theo chu kỳ bình thường. Hơn nữa, giấc ngủ thường lệ giúp điều hòa hoạt động sinh học trong cơ thể con người và do đó giúp chúng ta dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Vì sao bạn mất ngủ ?

Mệt mỏi, ngủ không đủ hay ngủ không được thường gặp ở nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì và trầm cảm, rối loạn lo âu, v.v...

BS Trụ cho biết, tinh thần và khả năng hoạt động trong ngày có liên quan tới số giờ ngủ đêm trước. Buồn ngủ ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của bạn và việc ngủ thêm vào mỗi đêm sẽ tăng chất lượng thời gian làm việc ban ngày.

Thực tế nhiều bệnh nhân nữ mất ngủ thường không tự nhận thấy nguyên nhân gây mất ngủ của mình và cho rằng không hiểu tại sao không ngủ được.

Nhiều bệnh nhân khai bệnh không lo buồn, suy nghĩ gì vì trong gia đình không có tranh chấp tài sản đất đai, nếu có đi làm thì không bị “sếp đì”, đồng nghiệp không đố kỵ (?). Trong gia đình chồng con có công ăn việc làm, không rượu chè, nghiện ngập hoặc nợ nần gì, v.v… nhưng khi dùng thuốc có tác dụng êm dịu giải lo thì dần dần ngủ trở lại được.

Thực tế việc tạo điều kiện để ngủ ngon khá đơn giản nhưng đôi khi chúng ta thực hiện chưa hợp lý nên không mang lại kết quả, và đôi khi tác dụng ngược.

Theo đó, vệ sinh giấc ngủ bằng cách:

• Tập thói quen đi ngủ đúng giờ hàng đêm, thức sáng đúng giờ.

• Nơi ngủ yên tĩnh, tối dịu, thoáng, không quá lạnh và dĩ nhiên không nóng bức.

• Chuẩn bị giường chiếu hợp lý (hướng nằm không bị ánh sáng chiếu, màu sắc, không quá mềm với người lớn có bệnh về xương khớp cột sống, êm ái với người còn trẻ tuổi, gối đầu cao vừa phải, v.v…). Giường ngủ chỉ để ngủ, không đọc sách, xem TV hay nghe nhạc, không nên "đếm cừu để ngủ".

• Không nên để máy vi tính, các thiết bị công nghệ thông tin khác trong phòng ngủ.

• Không nên ăn no, uống say trước khi đi nằm.

Theo BS Trụ, nhiều bệnh nhân chưa biết “vệ sinh giấc ngủ” đúng như đọc kinh tâm nguyện, đếm số, v.v… mà quên rằng chưa “tháo gỡ” hay “giảm nhẹ” trạng thái tâm lý bất ổn do stress, do ý nghĩ lo âu ám ảnh thì vẫn khó vào giấc ngủ, hoặc ngủ được cũng mau, đột nhiên thức giấc, không ngủ lại dù đã uống thuốc theo toa, hoặc ngủ được nhưng ngầy ngật do tác động của thuốc.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment