Với một vài gợi ý dưới đây bạn sẽ thấy súng bắn keo không chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích thủ công đâu nhé!
1. Tạo ma sát mới cho đôi dép trơn trượt
Đôi dép mất ma sát có thể làm mất an toàn trong quá trình di chuyển.
Dùng súng bắn keo để vẽ những đường song song trên đế dép để tạo ma sát mới cho đôi dép cũ.
Giờ thì bạn có thể yên tâm đối với đôi dép êm chân mà vững chãi.
2. Bắn keo nến lên que diêm để gắn kết những chi tiết nhỏ
Khi dùng keo nến để gắn kết những chi tiết nhỏ như bông tai hay phụ kiện trang trí… bạn chỉ dùng lượng keo rất ít. Tuy nhiên, chính vì lượng keo ít nên khô mau một cách nhanh chóng khiến bạn khó kết dính. Để khắc phục bạn vẫn dùng keo nến nhưng cần một chút “tiểu xảo” như sau đây:
Bắn một vòng keo tròn quanh que diêm ở vị trí cách đầu quẹt chừng 1/3 độ dài que diêm.
Sau đó quẹt diêm đốt cháy như bình thường, khi diêm cháy đến phần keo sẽ nung nóng và làm keo khô bị tan chảy trở lại.
Lúc này, bạn sẽ thấy dùng keo nến trên đầu que diêm để gắn chi tiết nhỏ dễ dàng hơn nhiều.
3. Giảm va chạm cho cánh cửa
Cánh cửa va đập khi đóng có thể gây ra tiếng ồn khó chịu.
Phun một lượng keo lên hai vị trí gần tay nắm cửa. Phần keo nến này sẽ tạo một điểm đệm làm giảm bớt va chạm khi cánh cửa đóng lại.
Giờ thì cánh cửa đã “yên tĩnh” hơn rồi đấy!
4. Tạo điểm gờ cho mắc áo trơn
Mắc áo trơn không có điểm gờ nên khi treo áo dây hay quần áo có chất liệu mềm mại dễ bị tuột.
Dùng keo nến bắn thêm những điểm gờ nổi trên mắc áo.
Mắc áo có “điểm tựa” sẽ giúp dây áo không bị trơn tuột nữa.
5. “Cứu” chiếc nhẫn bị lỏng
Chiếc nhẫn quá rộng khi đeo dễ bị rơi.
Bạn có thể phun lượng keo nến ra một mặt giấy.
Rồi cắm chiếc nhẫn vào điểm keo này.
Chờ keo khô rồi dùng kéo cắt gọn những phần keo thừa bên ngoài, cắt thêm nếu phần keo quá nhiều khiến chiếc nhẫn bị chật.
Giờ thì chiếc nhẫn đã thật vừa vặn rồi đấy!
No comments:
Post a Comment