Friday, April 26, 2019

Niềng răng trong suốt: Tiền mất mà răng vẫn xấu, vì sao?

Niềng răng trong suốt được biết đến là một phương pháp can thiệp răng hô, móm, thưa, lệch lạc… về đúng vị trí trên cung hàm. Chi phí niềng răng trong suốt từ 55 – 100 triệu nhưng nhiều trường hợp răng vẫn xấu. Vì sao?

Niềng răng trong suốt: Tiền mất mà răng vẫn xấu, vì sao? - Hình 1

Niềng răng trong suốt là gì?

Niềng răng trong suốt là một trong những phương pháp chỉnh nha hiện đại sử dụng chuỗi khay niềng bằng nhựa trong suốt và gần như “vô hình” để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Điểm đặc biệt của phương pháp này là không dùng mắc cài, dây cung để nắn chỉnh răng.

Răng di chuyển nhờ sự thay đổi các khay niềng theo phác đồ điều trị. Trung bình 2 tuần/lần, người niềng sẽ thay một khay trong suốt mới để dịch chuyển răng. Khách hàng có thể tự tháo lắp khay niềng khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện nay, niềng răng trong suốt có 2 phương pháp phổ biến là: Niềng răng Invisalign (xuất xứ Mỹ) và eCligner (xuất xứ Hàn Quốc). Giá niềng răng trong suốt dao động từ 55 – 100 triệu tùy vào tình trạng răng cũng như phương pháp Invisalign hay eCligner.

Niềng răng trong suốt: Tiền mất mà răng vẫn xấu, vì sao? - Hình 2

Tham khảo bảng giá niềng răng mới nhất của nha khoa Up Dental thì:

*Niềng răng eCligner

- Mức độ trung bình: 55 triệu

- Mức độ khó: 65 triệu

- Mức độ phức tạp: 70 triệu

*Niềng răng Invisalign

- Mức độ trung bình: 85 triệu

- Mức độ khó: 95 triệu

- Mức độ phức tạp: 100 triệu

5 lý do niềng răng trong suốt không hiệu quả

Trên thực tế, một vài ý kiến phản hồi rằng “niềng răng trong suốt không hiệu quả”. Theo các Bác sĩ nhiều kinh nghiệm niềng răng thì có 05 lý do dẫn đến việc niềng răng trong suốt không hiệu quả, tiền mất mà răng vẫn không thay đổi:

Không đeo khay niềng theo thời gian chỉ định của bác sĩ

Niềng răng trong suốt được chỉ định nhiều cho các trường hợp răng bị sai lệch nhẹ, giúp sắp đều răng, đảm bảo chức năng ăn nhai và sự tự tin khi cười, giao tiếp.

Niềng răng trong suốt chỉ hiệu quả nếu người niềng răng thực sự hợp tác với chỉ định của bác sĩ, đeo khay niềng răng đúng thời gian được chỉ định, trung bình từ 20 – 22 giờ/ngày. Các bác sĩ khuyến khích người niềng răng chỉ nên tháo khay trong suốt khi ăn, nhai, vệ sinh răng miệng, thời gian còn lại nên đeo để quá trình niềng răng diễn ra liên tục và ổn định, giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm theo kế hoạch.

Đặc biệt thời gian đầu đeo khay niềng trong suốt, lực di chuyển răng lớn dẫn tới sự căng tức răng, khó chịu, cộng với đặc điểm tháo lắp tại nhà nên dễ dẫn đến khả năng bỏ khay không đeo theo đúng chỉ định.

Không tái khám đúng lịch

Trung bình 4 – 6 tuần/lần, người niềng răng phải đến nha khoa thăm khám, nhận khay niềng mới, theo dõi sự di chuyển của răng. Một trong những lý do để việc niềng răng trong suốt không đạt hiệu quả chính là người niềng chủ quan, không đến nha khoa thăm khám đúng lịch hẹn.

Trung bình người niềng răng không mắc cài phải đeo khoảng 20 – 40 khay niềng tùy mức độ hô, móm, lệch lạc hay thưa của răng. Một khay niềng có thể giúp răng di chuyển khoảng 0.1 – 0.2 mm. Nếu sau khi răng đã di chuyển đến vị trí mới mà bạn không đến nha khoa nhận khay niềng mới để tiếp tục quá trình điều trị thì dĩ nhiên kết quả niềng răng sẽ không như mong muốn.

Niềng răng trong suốt: Tiền mất mà răng vẫn xấu, vì sao? - Hình 3

Tái khám đúng lịch để Bác sĩ kiểm tra tình trạng di chuyển của răng

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Nếu bạn nghĩ hàm răng của mình sẽ đều và đẹp chỉ nhờ đeo khay niềng thì chưa hẳn. Răng thuận lợi di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc răng miệng của bạn.

Hãy tưởng tượng, răng đang di chuyển trong quá trình niềng răng, bạn vô tình dùng răng cắn món ăn rất cứng, đánh răng quá mạnh, chấn thương khi chơi thể thao… làm các răng đang di chuyển dễ bị xô lệch. Như thế liệu phương pháp niềng răng có hiệu quả?

Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi niềng răng trong suốt có thể dẫn đến những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu… Khi đó, có thể bạn phải tạm hoãn việc niềng răng để điều trị các bệnh lý, rồi mới tiếp tục quá trình đeo khay trong suốt.

Niềng răng trong suốt có thể không dành cho bạn

Niềng răng trong suốt nhanh và hiệu quả trong việc sắp đều các răng bị lệch lạc mức độ nhẹ, trung bình, kéo các răng hô, móm không cần phải nhổ răng về đúng vị trí. Tuy nhiên những trường hợp phức tạp hơn như răng quá hô, móm dẫn đến tình trạng sai khớp cắn nghiêm trọng hoặc răng bị lệch lạc quá nhiều cần phải nhổ răng mới kéo răng về đều và đúng vị trí thì niềng răng trong suốt có thể không hiệu quả.

Những trường hợp răng ở mức độ khó, phức tạp, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp niềng răng mắc cài để đảm bảo độ bền chắc và quá trình điều trị diễn ra liên tục, hiệu quả.

Ngoài ra, những trường hợp, khách hàng bị hô, móm do hàm không phải do răng thì các biện pháp phẫu thuật hàm sẽ phù hợp hơn so với các chỉ định niềng răng trong suốt.

Chính vì thế, một lưu ý quan trọng để không phải “mất tiền mà răng vẫn xấu”, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, cân nhắc lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.

Niềng răng trong suốt: Tiền mất mà răng vẫn xấu, vì sao? - Hình 4

Tham khảo ý kiến của Bác sĩ nếu muốn niềng răng trong suốt đạt hiệu quả

Chọn nhầm địa chỉ niềng răng không uy tín

Chọn địa chỉ niềng răng không uy tín, không chất lượng cũng là một trong những lý do quan trọng để niềng răng trong suốt không hiệu quả. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, việc lan truyền những thông điệp: Niềng răng trong suốt thời gian vài tháng, răng đều và đẹp bất ngờ… Những thông tin này có thể đúng trong một số trường hợp răng mức độ nhẹ và địa chỉ niềng răng đáng tin cậy.

Lời khuyên dành cho các bạn đang có ý định niềng răng là: Đừng vội tin theo những thông tin ảo: Niềng răng trong suốt thần tốc, răng đẹp chỉ sau vài tháng. Hãy cẩn thận tham khảo những địa chỉ chuyên sâu về niềng răng để có một quá trình niềng răng an toàn và hiệutiể quả.

Theo dantri.com.vn

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment