Bác sĩ Trần Vũ Quang
Bác sĩ sản khoa Trần Vũ Quang - Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cho biết: “Trước đây tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo “xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ”, bao gồm: Sử dụng Oxytocin, kẹp cắt dây rốn sớm và kéo dây rốn có kiểm soát nhằm giảm lượng máu mất sau sinh hay phòng ngừa băng huyết sau sinh.
Nhưng hiện nay, việc kẹp và cắt dây rốn của trẻ muộn hơn lại có các tác dụng trông thấy. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sinh lý ở trẻ sơ sinh nhận thấy trong phút đầu tiên sau khi sinh, lượng máu được truyền từ bánh nhau sang trẻ sơ sinh qua dây rốn khoảng 80 ml và có thể lên tới 100 ml trong thời gian 3 phút sau sinh.
Lượng máu tăng thêm này có thể cung cấp một lượng chất sắt tương ứng khoảng 40 đến 50 mg/kg cân nặng của trẻ, đồng thời cùng với lượng chất sắt của cơ thể tương ứng khoảng 75 mg/kg cân nặng có thể giúp trẻ sinh đủ tháng ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt trong năm đầu đời".
Bác sĩ Quang cho biết, việc cắt dây rốn chậm ở nước ngoài đã được tiến hành bình thường với các ca sinh thường và đang tăng lên ở ca sinh mổ. Tuy nhiên, tại Việt Nam chỉ một số bệnh viện bắt đầu thực hiện.
Lợi ích không chỉ là việc tăng thời gian cung cấp máu mà theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Cứu hậu và Phục hồi Tuổi thọ của Đại học South Florida, việc này còn mang lại nhiều lợi ích cho con.
Lợi ích bao gồm: Trẻ sơ sinh nhận được tế bào gốc có ích có nhiều tính chất điều trị so với khi kẹp dây và tắt dòng chảy của tế bào gốc.
Ở trẻ sơ sinh, trì hoãn kẹp dây rốn trong ít nhất 30 giây sẽ làm giảm xuất huyết trong não thất, giảm thiếu máu, và giảm nhu cầu truyền máu.
Việc nhận máu từ dây rốn cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác của trẻ, bao gồm suy hô hấp, bệnh phổi mãn tính và bệnh về mắt. Kẹp rốn trễ cũng đảm bảo rằng một em bé nhận được các yếu tố đông máu quan trọng.
Thứ hai: Với việc tiếp xúc da kề da của trẻ sơ sinh với người mẹ ngay những phút đầu tiên, bác sĩ Quang cho biết, điều này sẽ giúp gia tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, biết tìm vú mẹ sớm hơn và khả năng bú mẹ khỏe hơn. Tâm lý của người mẹ cũng giảm bớt đi sự lo lắng và nỗi đau khi phải vượt cạn một mình.
Thứ ba: Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là phòng ngừa băng huyết sau sinh. Thực tế ghi nhận tình trạng chảy máu sau khi sinh là nguyên nhân hàng đầu có nguy cơ gây tử vong cho người mẹ, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Mặc dù bác sĩ có thể tiên lượng trước được nguy cơ chảy máu sau khi sinh nhưng thực tiễn có đến 90% các trường hợp xảy ra trên sản phụ không có yếu tố nguy cơ nào.
Vì vậy để phòng ngừa tình trạng chảy máu sau khi sinh, Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế ICM (international confederation of midwives) và Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế FIGO (federation international de genecologie et obstetrique) đã khuyến cáo xử trí tích cực giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ với 3 can thiệp chính gồm: Tiêm bắp thịt thuốc oxytocin cho người mẹ ngay sau khi trẻ được sinh ra, kéo dây rốn có kiểm soát và xoa đáy tử cung của người mẹ cứ mỗi 15 phút một lần trong 2 giờ đầu sau khi sinh.
No comments:
Post a Comment