Ngộ độc rượu do độc chất chính là Methanol công nghiệp
Theo bác sĩ Lê Văn Tịnh – Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 22/3 vừa qua bệnh viện tiếp nhận 7 trường hợp nhập viện nghi do ngộ độc rượu. Trước đó đã có nhiều vụ ngộ độc rượu tập thể xảy ra, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng Methanol vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ 22/2-14/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 25 ca ngộ độc rượu Methanol, với 3 bệnh nhân tử vong, 4 bệnh nhân hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Đáng ngại nhất là các trường hợp ngộ độc rượu có chứa Methanol (loại cồn công nghiệp), có nguy cơ tử vong rất cao, tỷ lệ ngộ độc Methanol cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Methanol là một loại cồn công nghiệp có độc tính thấp, vào cơ thể người chuyển hóa thành formaldehyde (nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase) – là chất gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề.
Độc tính của Methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, nhất là thần kinh điều khiển thị giác, khiến bệnh nhân loạng choạng, hoa mắt (dễ nhầm là say rượu). Để lâu bệnh nhân sẽ bị tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Nếu có cứu sống cũng để lại nhiều di chứng thần kinh.
Triệu chứng nhiễm độc Methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống rượu, với 2 giai đoạn: Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu); và giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ. Nếu uống rượu trộn (ăn kèm thực phẩm) sẽ kéo dài thời gian xuất hiện độc tính của Methanol. Vì triệu chứng ngộ độc Methanol lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường không được phát hiện. Có người sau vài ngày uống rượu mới xuất hiện rõ các triệu chứng ngộ độc.
Ảnh minh họa.
Nặng thêm vì dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu không đúng cách
Theo các bác sĩ, nhiều gia đình do xử trí không đúng cách, như cố cho người ngộ độc rượu ăn, hoặc dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu bằng uống thuốc và đã bị tràn vào phổi khiến bệnh nhân bị thêm viêm phổi.
Nhiều người có thuốc giải rượu lại “vô tư” uống rượu, mà không biết là thực tế chưa có loại dược phẩm nào có tác dụng “chống say” rượu, phòng tránh ngộ độc rượu thật sự. Nếu có thì thuốc đó chỉ mang tính hỗ trợ một phần bù các chất điện giải, vitamine, đường…
Người càng trẻ, có thể trạng gầy yếu thì nguy cơ ngộ độc rượu dẫn đến hạ đường huyết, gây đến tổn thương não càng cao, thậm chí bị di chứng sau điều trị ngộ độc rượu như suy thận, viêm tụy…
Ảnh minh họa.
Vì vậy với người đã uống rượu say thì không nên dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu bằng các loại thuốc sau:
- Không nên cho bệnh nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
- Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi rất hại gan.
- Không nên cho uống các thuốc Paracetamon, Aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Bởi khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
- Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.
Nếu người uống nhiều rượu mà vẫn đủ tỉnh táo thì nên cho ăn chất tinh bột, uống nước đường, sữa có đường và chú ý theo dõi.
Nếu người sau uống rượu thấy nói ú ớ, gọi không biết, thở khò khè, tay chân tím tái, lạnh thì nên cấp cứu ngay tại chỗ bằng cách: Cho nằm nghiêng bên phải, không cho dùng bất kỳ đồ ăn thức uống nào và gọi cấp cứu 115.
Phân biệt say rượu và ngộ độc rượu Đa số các ca nhiễm độc Methanol đều được cứu sống nếu đến các cơ sở y tế điều trị sớm. Trường hợp tử vong là do khó phân biệt say rượu và ngộ độc rượu có pha cồn Methanol. Có thể phân biệt say rượu và ngộ độc rượu như sau: Say rượu: Biểu hiện là chếnh choáng, nói líu lưỡi, phối hợp cơ thể kém, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn. Ngộ độc rượu Methanol: Trong vòng 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện. |
No comments:
Post a Comment