Thursday, March 23, 2017

Chuyên gia lý giải về việc người phụ nữ bị ung thư tử cung sống khỏe nhờ... ăn rắn

Hơn 5 trước bà Siwanj, (50 tuổi, Iraq) được chẩn đoán ung thư tử cung. Bà đã trải qua 6 lần hóa trị nhưng chi phí thuốc thang bác sĩ kê lên đến 500-700 USD/ lần. Không thể tiếp tục theo đuổi hóa trị đắt đỏ, bà mẹ 5 con đã tự tìm ra “liều thuốc” mới.

Bà cho biết: “Tôi đã ăn những con rắn do những người bạn tốt bụng mang đến. Sau một thời gian sức khỏe của tôi khá lên trông thấy”. Trong suốt 5 năm qua, mỗi tháng bà đều ăn một con rắn và không cần đến bác sĩ nữa. Bà Siwanj cho rằng việc ăn thịt rắn đã giúp bà đẩy lùi bệnh tật.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, TS. Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết: “Ung thư tử cung là căn bệnh xuất hiện ở phụ nữ, hầu hết trong độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi. Nguyên nhân chính xác của căn bệnh vẫn chưa được xác định. Nói về việc ăn thịt rắn làm cho sức khỏe người mắc bệnh ung thư khá lên là không có cơ sở.

Siwanj, (50 tuổi, Iraq) sống khỏe nhờ ăn những món ăn chế biến từ rắn.

Theo Y học thì chưa có một nghiên cứu nào chứng minh thịt rắn có khả năng chữa ung thư tử cung. Thực tế, rắn được nhiều người chế biến làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, việc chế biến và làm thịt rắn thế nào là an toàn không hề dễ. Rắn có nọc độc, khi chế biến phải nấu kỹ mới an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc”.

Ông cũng cho biết thêm, ung thư tử cung tiến triển chậm nên thường được chẩn đoán sớm dẫn đến việc điều trị hiệu quả. Nguyên nhân khiến gia tăng nguy cơ ung thư tử cung chính là lượng hormone nữ estrogen ở mức cao, nhất là khi đồng thời lượng progesterone (giúp chống ung thư tử cung) giảm thấp.

Một số yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư tử cung là thừa cân (mô mỡ sẽ chuyển đổi các hormone khác thành estrogen), số lần mang thai (lượng estrogen giảm trong thời gian mang thai), việc sử dụng tamoxifen – loại kháng estrogen dùng trong điều trị ung thư vú và ngừa thai có thể góp phần gia tăng nguy cơ ung thư tử cung vì tamoxifen có cùng tác dụng như estrogen lên tử cung.

Người mắc bệnh này sẽ thấy mỏi mệt, buồn nôn, ăn không ngon, sụt cân, táo bón, đau lưng hoặc nhức mỏi chân. Việc điều trị tùy thuộc vào các yếu tố: căn bệnh đã tiến triển bao lâu, ung thư thuộc loại nào, lành tính hay ác tính và tình trạng sức khỏe, khả năng đề kháng của bệnh nhân ra sao.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng (những cơ quan sản sinh estrogen nuôi ung thư). Bên cạnh đó có thể kết hợp hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp hormone thay thế để điều trị nếu như chỉ mỗi biện pháp phẫu thuật không chữa dứt bệnh.

Siwanj mỗi tháng ăn một con rắn.

Theo lương y Lương Quốc Trung - Hội Đông y Việt Nam cho biết, trong y học cổ truyền, rắn là một vị thuốc dùng dưới dạng món ăn (thực phẩm) hay ngâm rượu để uống. Một số người lấy mật rắn hòa vào rượu để uống, không ít trường hợp bị ngộ độc do uống mật rắn. Ngoài ra phụ nữ, trẻ em và người bị dị ứng không nên ăn thịt rắn.

Một số bài thuốc từ rắn như chữa viêm khớp, thịt rắn thái nhỏ, ninh nhừ, với rễ cây hồ tiêu để nguội, hòa vào một ít mật rắn rồi ăn trong ngày. Bên cạnh đó, rắn còn được dùng để chữa đau lưng mãn tính: thịt rắn nấu hoặc xào với hoàng kỳ và gừng tươi 3 lát và ăn lúc còn nóng.

Thịt rắn nấu với thịt mèo có tác dụng chữa xuất huyết dưới da nhưng người bệnh phải ăn trong ngày. Với những trường hợp bị mẩn ngứa thì ăn thịt rắn nấu với thịt cóc và gạo nếp thành cháo ăn trong ngày.

Theo Ngọc Thi (Gia đình & xã hội)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment