Friday, November 25, 2016

MC Vân Hugo bị nhược thị vì lý do gì?

MC Vân Hugo bị nhược thị vì lý do gì? - 1

MC Vân Hugo bị nhược thị, hỏng mắt chia sẻ trên sóng truyền hình

Mới đây, trên một chương trình của VTV, MC Vân Hugo khiến khán giả bất ngờ khi chia sẻ về những khó khăn về sức khỏe mà cô gặp phải. Cô tâm sự, mắt của cô bị nhược thị, càng ngày càng mờ đi và không có cách nào để giải quyết.

Bác sĩ Vũ Thị Thanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, Phó chủ tịch Hội nhãn khoa Hà Nội cho biết, nhược thị là hiện tượng mắt kém ở một hoặc hai bên do lác, tật khúc xạ hay bệnh lý ở mắt.

Những người bị tật khúc xạ (viễn thị, cận thị, loạn thị, lệch khúc xạ) nhưng không được phát hiện sớm, thị lực hai mắt không đều, đeo kính không đúng số cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến nhược thị còn có thể là các bệnh khác ở mắt như sụp mí bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc...

Việc điều trị nhược thị cho trẻ trước 4 tuổi chỉ mất 5-7 ngày, lâu hơn là hàng tuần hoặc hàng tháng. Trẻ từ 7 tuổi trở lên mới được phát hiện và điều trị, cơ hội chữa khỏi bệnh hầu như không còn. Sau 1-2 năm mắc bệnh, thị lực của người bệnh sẽ giảm nhiều, thậm chí xuống mức 1/50, 1/100.

Khi điều trị nhược thị, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Cũng chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Hoàng Giang, Khoa Chấn thương, Viện Mắt Trung ương cho biết, để xác định chính xác có phải là nhược thị hay không và bị nhược thị vì nguyên nhân nào, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám bằng cách đo thị lực và khám khúc xạ, soi đáy mắt.

Lưu ý, đối với tất cả các trường hợp có tật về khúc xạ nên đeo kính. Trong trường hợp, một mắt bình thường, một mắt có tật khúc xạ cũng phải đeo kính. Nếu không đeo kính lâu dẫn sẽ bị nhược thị, có thể mù vĩnh viễn.

“Nói chung có tật khúc xạ buộc phải đeo kính, còn không đeo có thể bị nhược thị bất cứ khi nào”, bác sĩ Giang cảnh báo.

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ Giang cho biết, các tật khúc xạ thường xảy ra đối với trẻ em (nguy cơ bị nhược thị cao hơn người lớn). Tuy vậy, thực tế, dù trẻ em có tật khúc xạ nhưng phụ huynh thường không thích con đeo kính vì sợ tăng số, mọi người tìm cách để con không phải đeo, tự lấy thuốc điều trị, không cho con đến viện khám. Đến khi đến bệnh viện thì bệnh đã quá nặng, có trường hợp bác sĩ không thể chữa được.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh cũng “lười” cho con vào viện khám, thấy con nhìn mờ chỉ đưa ra các cửa hàng kính đo và cắt kính sai số. Con càng đeo kính lại càng tăng số nên họ sợ không cho con đeo, cận càng nặng hơn.

Do đó, nếu có dấu hiệu như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng phải đến bệnh viện có uy tín để khám, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể (đeo kính thế nào, thời gian bao lâu….)

“Đối với người có tật khúc xạ cần lưu ý 3 điều: Thứ nhất, phải đo đúng số kính tại bệnh viện chuyên khoa. Thứ 2, phải được bác sĩ tư vấn cách đeo. Thứ ba, bệnh nhân phải được khám, theo dõi định kỳ. Nếu tuân thủ đúng thì không có gì phải lo lắng”, bác sĩ Giang nói.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment