Bé My bị bỏng toàn thân
Anh Mai Văn Ban, bố bé My cho biết, tai nạn xảy ra ngày 8/10, khi vợ anh chuẩn bị bữa trưa cho cả nhà, nồi canh vừa nấu xong được vợ mang ra để góc và mở vung cho nhanh nguội. Khi đó, cháu My nô đùa cùng với con mèo nên sẩy chân ngã cả người vào nồi canh.
Ngay sau đó, anh Ban đã bế con ra ngoài và cầm cả xô nước dội lên người con. Do bị bỏng nặng và sợ hãi, cháu My bất tỉnh ngay sau đó. Gia đình anh Ban vội vàng đưa cháu đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh, rồi chuyển thẳng ra Viện Bỏng Quốc gia.
Tại đây, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực cho biết, hiện cháu My đã trải qua 3 ca phẫu thuật và sẽ phải thực hiện thêm nhiều lần phẫu thuật nữa. Với tình trạng như hiện tại, My phải trải qua phác đồ điều trị lâu dài, phức tạp mới có thể phục hồi được. Điều khó khăn nhất đó chính là nguồn da ghép cho bé vì vùng bỏng rất rộng.
Các bác sĩ cho biết, chi phí để điều trị cho trường hợp của cháu My khá tốn kém trong khi hoàn cảnh gia đình bé lại đang khó khăn.
Cách đây không lâu tại Khoa Bỏng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cũng tiếp nhận trẻ bị bỏng do cha mẹ bất cẩn.
Bé Nguyễn H. Th. trú tại Hưng Yên, Hà Nội đến cấp cứu tại Khoa Bỏng trong tình trạng bỏng nặng vùng chân và khu vực bộ phận sinh dục. Theo mẹ của bé, gia đình chuẩn bị vào bữa cơm chiều. Mẹ nấu được nồi canh để cạnh bàn chờ nguội. Bé Th. đang chập chững biết đi. Mẹ của bé để con cho chị lớn trông rồi đi tắm.
Vừa vào nhà vệ sinh, thấy bé khóc thét mẹ em chạy ra thấy con ngồi trọn trong nồi canh nóng vừa đưa ra. Bé bị bỏng nặng phần âm hộ và vùng da dưới.
Thạc sĩ Nguyễn Thống - Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân bị bỏng hơn và chủ yếu là trẻ nhỏ.
Nguyên nhân chủ yếu do các bé mải chơi, cha mẹ bận bịu nên thường để bé tự chơi, dẫn đến bị bỏng điện, nước sôi. Đặc biệt ở những gia đình ngoại tỉnh di cư lên thành phố sống trong những khu nhà thuê trọ đường điện, bếp nấu tạm bợ... Ngoài ra, cũng có bé bị bỏng là do được gia đình cho đi ăn hàng, chỉ một phút sơ sểnh người lớn không để ý là bé có thể thò tay vào nồi lẩu, bát canh nóng.
Cũng theo bác sĩ Thống, hầu hết tai nạn bỏng ở bé, nhất là bé 1-1,5 tuổi là do sự bất cẩn của người lớn. Ở độ tuổi này bé chưa nhận thức được những nguy hiểm xung quanh, mọi thứ với các bé đều là đồ chơi được, lại tò mò hay bắt chước nên tai nạn rình rập các bé mọi nơi, mọi lúc. Còn ở những trẻ lớn hơn chút chủ yếu là bỏng do điện như bé tự cắm phích điện. Ở vùng nông thôn trẻ hay bị điện dật vì thả diều, bắt chim, trèo cột điện. Tất cả các loại bỏng với trẻ em đều nguy hiểm vì sức đề kháng của trẻ còn kém.
Cách sơ cứu khi bị bỏng Khi bị bỏng cha mẹ thường không sơ cứu đúng cách dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến khi nhập viện bác sĩ khó chẩn đoán độ nông sâu của vết bỏng. Bác sĩ Thống khuyến cáo, khi bị bỏng cần tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng, sau đó làm lạnh bằng nước sạch. Không nên cố cởi quần áo hoặc lột mạnh vải bám vào vết bỏng có thể khiến vết bỏng trầy loét. Sau đó băng ép, chuyển trẻ đến cơ sở y tế. Những cách làm truyền thống như bôi kem đánh răng, nước mắm, thuốc lá không có tác dụng. |
No comments:
Post a Comment