Bệnh nhân ngộ độc rượu đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai
Theo bác sĩ Nguyên, bệnh nhân ngộ độc rượu gần đây nhất là Nguyễn Văn T., 56 tuổi, Sơn La nhập viện hôm 1/8 trong tình trạng nguy kịch, tụt huyết áp, hôn mê sâu do ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp Methanol.
Ông T. vốn nghiện rượu, mỗi ngày đều uống khoảng nửa lít. Tuy nhiên tối 1/8, sau bữa rượu buổi chiều, ông T. bỗng nhiên kêu đau đầu, nhìn mờ. Khi được đưa đến BV Đa khoa Mộc Châu, ông đã rơi vào tình trạng hôn mê và được chuyển đến BV Bạch Mai ngay sau đó.
Hai trường hợp khác cũng ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp đều đang trong tình trạng hôn mê, tổn thương não. Thời gian điều trị kéo dài mà chưa thể đưa ra tiên lượng tốt cho người bệnh bởi ngộ độc Methanol quá nặng.
Cụ thể: Bệnh nhân nam, 54 tuổi ở Thanh Hóa được chuyển đến Trung tâm ngày 31/7 có hàm lượng methanol trong máu đến 35,8 mg/dL (bình thường, hàm lượng trên 20mg/dL đã là rất nặng).
Tiếp đến là một bệnh nhân 52 tuổi ở Hải Dương, sau một ngày thấy mệt, ăn uống kém, đã xuất hiện khó thở tăng dần, lơ mơ gọi hỏi không biết, xuất hiện cơn co cứng toàn thân. Kết quả xét nghiệm hàm lượng methanol trong máu rất cao tới 163mg/dL.
Theo bác sĩ Nguyên, cả hai bệnh nhân đều đang hôn mê, thở máy, tổn thương não nặng.
PGS.TS. Phạm Duệ cho biết, trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là rượu bia có chứa methanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân methanol cũng là chất có thể gây độc: methanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh.
Nếu uống nhiều rượu sẽ dẫn đến say, nghiện và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol, một chất cồn công nghiệp. Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người.
Các chuyên gia về chống độc cảnh báo, để phòng tránh ngộ độc methanol, trước hết là giảm uống rượu, không vì ham rẻ mà mua rượu không rõ nguồn gốc như mua rượu bán rong hay rượu pha chế không bảo đảm. Người dân không uống quá nhiều rượu, bia và nên uống có chừng mực: tốt nhất là 1 ngày không uống quá 50ml rượu mạnh hoặc 750ml bia.
Xử trí ngộ độc rượu: PGS.TS Phạm Duệ khuyến cáo, khi vừa thấy có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra. Sau đó, để bệnh nhân ngủ, cứ vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn cháo loãng; Tránh để bệnh nhân đói sẽ bị hạ đường huyết. Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa đến bệnh viện. |
No comments:
Post a Comment