Wednesday, August 31, 2016

Phía sau việc học sinh tự tử vì... không có áo mới đi học

Tự tử vì không có áo mới đến trường

Câu chuyện đau lòng trước thềm năm học mới xảy ra tại huyện Ia Grai (Gia Lai), khiến ai cũng cảm thương cho số phận một em học sinh nghèo ở vùng khó khăn đồng bào thiểu số. Đấy là trường hợp em học sinh lớp 6 tự tử, chỉ vì... không có áo mới đến trường.

Ông Ksor H’Leo - Trưởng làng Breng 3 (xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết, học sinh tự tử là em Ksor Sôn (lớp 6, Trường THCS Trần Phú, xã Ia Der). Theo đó, học sinh này tự tử không liên quan gì đến thầy cô ở trường, mà do... không có áo quần mới đi học. "Có lẽ, do nghĩ quẩn và cảm thấy xấu hổ với bạn bè đầu năm học mới nên Sôn nghĩ quẩn. 

Cũng theo người nhà của em học sinh này cho biết: Sôn tự tử do ngại mặc áo quần cũ đến trường. Trước đó, gia đình có may cho Sôn một bộ đồ mới nhưng chưa xong. Vào sáng 22/8, Sôn vẫn chuẩn bị đi học nhưng lại không đến trường. Sau đó, người dân phát hiện em treo cổ chết ở gần nhà, bên cạnh là chiếc xe đạp và sách vở. Trước khi sự việc này xảy ra, gia đình và cả nhà trường đều không có la mắng hay đánh đập gì.

Quỹ lớp 1 triệu đồng

Chiều ngày 29/8, cô giáo Phạm Thị Diu- Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện Mang Yang, Gia Lai) cho biết: Các giáo viên chủ nhiệm khối lớp 10 vừa triển khai họp phụ huynh đầu năm học, để lấy ý kiến thông qua khoản nộp quỹ lớp dự kiến ban đầu là 1 triệu đồng/học sinh.

Theo cô Diu cho biết, các khoản nộp này bao gồm tiền nước uống, thuê người quét lớp, bảng tên, ghế ngồi chào cờ, tiền hỗ trợ giấy kiểm tra, văn nghệ khi tham gia các hoạt động ngoại khoá, tiền thưởng cho các các em học sinh có thành tích, thăm hỏi đau ốm… Tổng số tiền này lên đến 1 triệu đồng. "Quả thực, số tiền này cộng lại là rất lớn đối với các gia đình học sinh. Đặc biệt, tại ngôi trường này có rất nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, khó khăn...", cô Diu nói.

Chia sẻ với Báo Giao thông, cô Diu cho hay, thực tế số tiền quỹ lớp này dùng vào nhiều khoản mà học sinh phải đóng góp, nhưng có một số tiền dùng vào các hoạt động ngoại khoá. Còn việc thu tiền từ học sinh được triển khai trong 9 tháng, mỗi tháng một ít chứ không nhất quyết phải nộp ngay từ đầu năm. Hơn nữa, đối với các trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì có nhiều khoản được miễn. Đơn cử như số tiền khen thưởng, tiền hoạt động ngoại khoá, …

Cô Diu cũng cho biết, đây chỉ là số tiền dự kiến được triển khai trong buổi họp phụ huynh, còn cụ thể số tiền nộp bao nhiêu sẽ do các phụ huynh quyết định. Những trường hợp mà không có đủ tiền, thì đưa ra trước lớp để họp bàn và miễn nộp các khoản. Hoặc những trường hợp phụ huynh thắc mắc, giáo viên chủ nhiệm sẽ có trách nhiệm giải thích rõ cụ thể để phụ huynh hiểu và chia sẻ hơn đối với các hoạt động ở trường.

Theo tìm hiểu của PV, ngoài khoản tiền nộp 1 triệu đồng tiền quỹ lớp, các học sinh còn tham gia các khoản nộp khác như: bảo hiểm thân thể 100 nghìn đồng; Bảo hiểm y tế 458 nghìn đồng ( trừ trường hợp con công an, quân đội, đồng bào dân tộc thiểu số; học phí đối với vùng 1: 450 nghìn đồng, vùng 2: 243 nghìn đồng;  vùng 3: 135 nghìn đồng;  các khoản tiền áo quần đồng phục thể dục 120 nghìn/bộ, áo khoác 120 nghìn đồng. Ngoài ra, nếu học sinh đi xe đạp gửi xe trong nhà trường phải nộp 40 nghìn đồng, xe máy 100 nghìn đồng/năm.

Theo trường THPT Trần Hưng Đạo, năm nay cả trường có khoản 1.100 học sinh đăng ký vào lớp 10, trường đã chia làm 27 lớp. Trong đó, rất nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. 

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment