(WebGiaDinh.org) Tập yoga có nhiều tác dụng bất ngờ hơn bạn nghĩ, trong đó có cả việc đánh tan mỡ thừa, giúp giảm béo bụng nhanh chóng.
Dưới đây là 6 tư thế yoga có tác dụng giảm béo bụng mà chị em nên thử:
1. Ushtrasana (Tư thế con lạc đà)
Tư thế ngửa ngược lại người trong khi tay bạn chạm vào mắt cá chân sẽ giúp tăng độ săn chắc của cơ bụng.
- Quì trên sàn nhà
- Gót chân của bạn nên thực hiện một đường thẳng vuông góc với mặt đất.
- Hít vào và thở ra thật sâu, uốn cong lưng. Đưa hai tay của bạn ra phía sau cơ thể sao cho các ngón tay chạm vào gót chân của bạn.
- Ngửa đầu về phía sau cho đến khi cơ bụng được kéo căng.
Giữ tư thế trong khoảng từ 20-30 giây, tùy vào sức khỏe của bạn mà có thể tập luyện tư thế này lên tới 60 giây, hít thở bình thường.
Thở ra và từ từ thư giãn.
Lặp lại tư thế này trong 5 lần sau đó tăng dần lên 30 lần. Thư giãn trong vòng 15 giây sau mỗi lần lặp lại.
2. Uttanpadasana (Tư thế nằm ngửa nâng chân thẳng lên cao)
Tư thế này sẽ giúp loại bỏ các chất béo của bạn dưới vùng bụng cũng như hông, và đùi. Tư thế này là một trong những cách hiệu quả nhất để loại bỏ các chất béo bị tích lũy quanh eo và hông khi mang thai.
- Nằm ngửa trên thảm tập yoga, chân duỗi thẳng ra và gót chân chạm vào nhau. Giữ tay ở hai bên của cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống đất.
- Hít sâu và thở ra từ từ.
- Đừng di chuyển bàn tay của bạn từ vị trí ban đầu. Hít thở bình thường.
- Kéo dài đến mức tối đa có thể mà không gây tổn thương cho lưng của bạn.
- Hít một hơi sâu, nâng cao chân của bạn lên cao vuông góc với thân người.
- Hít sâu, đưa đôi chân của bạn trở lại vị trí ban đầu trong tư thế nằm ngửa.
Giữ tư thế trong khoảng thời gian 15-30 giây, hít thở bình thường. Dần dần tập luyện để giữ tư thế trong hơn 60 giây.
Lặp lại tư thế này trong 10 lần với lần luyện tập đầu tiên, sau đó tăng dần số lần luyện tập lên đến 30 lần. Thư giãn trong 15 giây sau mỗi lần lặp lại.
3. Marjariasana (Tư thế con mèo)
Sự co bóp mạnh trong các cơ bụng ở tư thế giúp đánh tan mỡ và làm giảm kích thước bụng. Tư thế này cũng có lợi cho tăng cường tính linh hoạt của cột sống.
- Hít thở bình thường, xuất phát từ vị trí quì gối xuống sàn nhà, chống hai tay về phía trước cơ thể của bạn để tạo đường song song với sàn nhà.
- Lòng bàn tay úp dưới sàn nhà. Giữ đầu thẳng. Chếch đầu gối một chút để giữ thăng bằng được cơ thể.
- Hít một hơi sâu, ngước cao đầu trong khi lưng có chiều hướng đẩy xuống
- Mở rộng vùng bụng đến mức tối đa có thể để hít không khí vào càng nhiều càng tốt.
Giữ hơi thở đều, duy trì tư thế trong khoảng 15-30 giây, tăng dần thời gian lên tới 60-90 giây.
Thở ra và từ từ trở lại tư thế quì ban đầu.
Lặp lại tư thế này 10 lần với lần tập đầu tiên và tăng dần tần suất lên đến 30 lần. Nghỉ 15 giây sau mỗi lần lặp lại.
4. Bhujangasana (Tư thế nằm sấp ưỡn người)
Luyện tập thực hành thường xuyên tư thế này sẽ giúp tăng cường cơ bắp trở lại, và là một trong những tư thế bạn nên áp dụng nhất để giảm bớt chứng đau lưng sau khi sinh.
- Nằm sấp trên sàn nhà, chân hơi cách nhau ra và ngón chân chạm sàn.
- Giữ tay chống hai bên nách, lòng bàn tay hướng xuống sàn nhà.
-Hít một hơi sâu rồi từ từ nâng ngực và đầu lên cao khỏi mặt sàn nhà. Cố định các phần khác của cơ thể sát với sàn nhà.
Giữ tư thế trong một khoảng thời gian từ 15 đến 30 giây, hít thở bình thường.
Hít một hơi thật sâu và cố gắng nâng cơ thể bạn từ thắt lưng trở lên, uốn ngược càng nhiều càng tốt.
Giữ tư thế trong 30-60 giây, hít thở bình thường.
Lặp lại tư thế này 10 lần với lần tập đầu tiên, tăng dần số lần tập lên đến 30 lần cho những lần tập tiếp theo. Nghỉ trong 15 giây sau mỗi lần lặp lại.
5. Dhanurasana (Tư thế hình cung)
Tư thế này làm một công việc tuyệt vời giúp săn chắc cơ bụng, lưng, đùi, cánh tay, cũng như ngực của bạn.
- Nằm sấp xuống thảm tập yoga, hai chân để sát lại với nhau trong khi phần tay duỗi thẳng để thả lỏng dọc theo chiều cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống sàn nhà.
- Hít một hơi thật sâu, uốn cong đầu gối của bạn để nó có thể chạm vào mông của bạn.
- Nhấc đầu của bạn và uốn cong về phía sau.
- Đưa tay về phía sau và cố gắng giữ nắm chặt lấy phần cổ chân
- Hỗ trợ trọng lượng cơ thể của bạn bằng bụng. Hít một hít sâu, cố gắng nâng đầu gối của bạn cao hơn.
Giữ tư thế trong vòng 15-30 giây, tăng thời gian lên dần từ 60-90 giây. Hít thở bình thường trong khi giữ tư thế.
Thở ra và từ từ thư giãn, duỗi thẳng trở về vị trí ban đầu.
Lặp lại tư thế này 10 lần với lần tập đầu tiên, tăng dần số lần tập lên đến 30 lần cho những lần tập tiếp theo. Nghỉ trong 15 giây sau mỗi lần lặp lại.
6. Thư giãn với tư thế Shavasana
Bạn nên cho phép cơ thể bạn thư giãn sau khi tập luyện bài tập một cách nghiêm túc và đây là tư thế lí tưởng nhất cho bạn để kết thúc bài tập của mình.
- Nằm xuống trong tư thế nằm ngửa.
- Hai chân duỗi thẳng ra theo mức độ thoải mái nhất với bạn.
- Cho phép bàn tay của bạn được nghỉ ngơi để dọc hai bên của cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống đất.
- Nhắm mắt.
- Hít vào và thở ra thật sâu, cho phép cơ thể bạn thư giãn hoàn toàn.
Bạn nên nằm xuống cho đến khi hơi thở của bạn trở nên bình thường và cơ thể của bạn là hoàn toàn thoải mái.
Cùng với tất cả các tư thế yoga để giảm béo bụng, bạn cũng nên tập trung vào luyện tập thói quen ăn uống lành mạnh. Thêm vào đó, hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn đang nhận được đủ lượng giấc ngủ vì theo như các nghiên cứu đã chứng minh thì những tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ cũng sẽ dẫn tới béo bụng đấy nhé!
(Nguồn: Stylecra)
No comments:
Post a Comment