Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày cần bổ dung đủ 3 yếu tố: Chất béo, tinh bột, các vitamin thì cũng cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, cụ thể:
Thực phẩm giàu đạm, kẽm như: Thịt gà, thịt bò, thịt dê, tôm, cá,… bằng cách chế biến các món hầm nhừ và tăng cường là món chiên, xào, nấu, sẽ rất dễ ăn trong mùa lạnh lại vừa có một lượng chất béo bổ sung rất hữu hiệu. Đặc biệt tăng cường các món cháo, súp cá, gà, tôm vì ăn các thực phẩm dạng lỏng, khi bị cảm cúm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. Các loại cháo súp có chức năng giải cảm tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh khỏi bệnh. Thịt gà cũng rất giàu selen và vitamin E, 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cần ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần vì cá rất giàu kẽm và axit béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống khuẩn hiệu quả hơn. Còn axit béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi. Các loại cá giàu axit béo bổ dưỡng này là cá thu, cá ngừ.
Cháo gà rất tốt cho sức khỏe mùa đông.
Thực phẩm giàu vitamin C: Gồm cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều dưỡng chất giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh. Ngoài ra, trong các loại quả này còn có bioflavonoid là nhóm hóa thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào không bị thương tổn. Vì thế, nên thường xuyên sử dụng các loại quả họ cam chanh trong mùa đông để tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân.
Thực phẩm giàu beta-carotene: Bao gồm bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn thực phẩm giàu beta-carotene - một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất mùa đông. Beta-carotene chính là một dạng tiền vitamin A là vũ khí lợi hại để chống chịu bệnh tật. Các loại bí có màu vàng đỏ thích hợp với các món nấu cháo, súp, canh và các món hầm dễ ăn trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên không ăn quá nhiều nhiều beta-carotene vì dễ bị vàng da.
Tăng cường các loại gia vị như: Hành, tỏi, ớt… để giữ ấm cơ thể, hãy thêm ớt và gia vị cho món ăn. Ớt và gia vị giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tránh bị cảm lạnh. Đặc biệt là tỏi không chỉ đơn thuần là một gia vị mà còn có tác dụng kháng khuẩn và virut, nhất là chống nhiễm khuẩn các bệnh hô hấp và có tác dụng ngừa ung thư.
Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh mạn tính như: Người đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xương khớp hoặc người bệnh sau phẫu thuật, những người ăn kiêng hoặc dùng thuốc thì cần có một chế độ ăn riêng biệt, khi đó cần có sự tư vấn cụ thể, cặn kẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Không được áp dụng chế độ ăn theo sự mách bảo hoặc tự tìm hiểu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Theo TS.BS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, thời tiết đang chuyển mùa sang đông, nhiệt độ xuống thấp, cơ thể con...
No comments:
Post a Comment