Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, Thượng nguyên hay tết Xuân đăng. Người xưa gọi đêm là “tiêu”, đêm rằm tháng Giêng lại là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm, nên gọi rằm tháng Giêng là Nguyên tiêu.
Ảnh minh họa/nguồn: internet
Người Việt Nam rất coi trọng ngày này, chính vì thế các gia đình thường rất cẩn trọng khi sắm lễ cúng, tuy nhiên không phải cứ sắm nhiều đồ hoặc cần “mâm cao cỗ đầy” mới mang lại nhiều tài lộc. Mặc dù vậy vẫn có những món không thể thiếu trong mâm cúng.
Mỗi gia đình thường chuẩn bị một lễ cúng gia tiên và một lễ cũng Phật (theo quan niệm Phật sẽ hiển linh vào giờ chính Ngọ ngày rằm tháng Giêng).
Với lễ cúng Gia tiên: Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. Trong đó, 4 bát gồm: Canh măng, canh bóng, canh miến, canh mọc.
6 đĩa gồm: Thịt gà (hoặc lơn) luộc, giò (hoặc chả), nem thính (hoặc đĩa xào), dưa muối (hoặc dưa hành), xôi ( hoặc bánh chưng) và một đĩa nước chấm.
Bên cạnh đó còn có những đồ lễ khác như: Hoa tươi, trầu cau, rượu, thuốc lá, vàng mã, hương, đèn nến.
Lễ cúng Phật: Các món để cúng Phật tất cả đều là đồ chay, thanh đạm, không cần nhiều mỗi món nên để trong đĩa, bát nhỏ. Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món.
Theo đó, các món chính bao gồm: Chè xôi, hoa quả, các món từ đậu tương, các món canh, xào chay tịnh, không có hạt tiêu. Cùng với đó có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Bên cạnh đó, mâm cỗ chay nên có hoa quả, màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Giờ đẹp nhất để làm lễ cúng là vào lúc chính Ngọ (tức 12 giờ trưa).
No comments:
Post a Comment