Không chỉ là thứ không thể thiếu trong các mâm lễ dịp cưới hỏi, đầu năm mới, lá trầu không còn là bài thuốc dân gian tuyệt vời của các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là người Ấn Độ.
1. Lành vết thương
Lá trầu không là nguồn cung cấp tuyệt vời chất chống oxy hóa, giúp làm lành vết thương nhanh hơn. Sử dụng nước ép lá trầu đắp lên vết thương rồi băng kín lại cho hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1, 2 ngày.
2. Trị nhức mỏi khớp
Trong lá trầu có chứa nhiều chất polyphenol, đặc biệt là chavicol cho khả năng chống viêm hiệu quả. Người Ấn Độ thường sử dụng nước ép lá trầu để trị viêm khớp và các vấn đề có liên quan.
3. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa
Lá trầu không có chứa đầy đủ các tinh chất cần thiết giúp bảo vệ dạ dày, chống sỏi thận,... Nhai trực tiếp lá trầu cũng giúp cơ thể tiêu thụ tốt hơn các khoáng chất và dinh dưỡng. Nước ép lá trầu pha loãng với nước lọc có khả năng điều trị chứng khó tiêu rất tốt.
4. Hơi thở thơm mát
Đối với sức khỏe răng miệng, lá trầu có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời. Nhai lá trầu giúp khôi phục lại độ pH lý tưởng, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, khôi phục hơi thở thơm mát.
5. Giảm cân
Lá trầu thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết nước tiểu trong cơ thể, loại bỏ chất dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Chất xơ trong lá trầu hỗ trợ giảm táo bón. Vì vậy, sử dụng lá trầu không là biện pháp giảm cân lành mạnh.
6. Chữa đau họng
Tác dụng kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu không có thể xử lý vấn đề viêm họng do thời tiết lạnh. Lá trầu không xay nhỏ trộn với mật ong là bài thuốc chữa viêm họng tuyệt vời.
7. Chữa rối loạn cương dương ở nam giới
Người Ấn Độ sử dụng lá trầu không như 1 bài thuốc hữu hiệu điều trị chứng rối loạn chức năng cương dương ở nam giới vì nó có khả năng làm giãn mạch máu và cải thiện tâm trạng. Nhai 1 hoặc 2 lá trầu sau bữa ăn đều đặn để đạt được kết quả như mong muốn.
Những phương pháp rèn luyện và nâng cao sức khỏe của người Ấn Độ được cả thế giới công nhận và học tập theo....
No comments:
Post a Comment