Cây dứa bà. Ảnh: Internet
Cây dứa bà hay còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ… Lá cây hình kiếm dài 1,2-1,5m, màu xanh lục, mép lá có răng đen gốc rộng và một viền vàng dọc theo hai mép lá. Chùm hoa cao tới 10m, nhánh ngang ngắn, hoa màu vàng lục, hình lục lạc dài 2cm, nhị hẹp lồi ra ngoài...
Bộ phận dùng để làm thuốc gồm: Lá, rễ. Có thể thu hái 2-3 lứa lá trong 1 năm, mỗi cây thu hoạch được 5-6 năm liền. Thành phần hoá học: Sapogenin steroid, chủ yếu là hecogenin và tigogenin. Tỷ lệ hecogenin trong lá dứa bà ở miền Bắc nước ta vào khoảng 0,03%, còn ở Ấn Độ tỷ lệ này là 0,065%. Ngoài ra, trong lá có rất nhiều đường khử saccharose, chất nhầy, vitamin C.
Cây dứa bà được ghi nhận có công dụng nhuận phế, hóa đàm, chỉ khái. Một số nơi dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu; thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp.
Chữa vết thương, vết loét: Ngày uống 2-5g lá khô dưới dạng thuốc sắc, rễ thái mỏng, sao hơi vàng ngâm rượu trắng hay rượu thuốc. Dùng lá giã nát đắp lên vết thương, vết loét.
Quả lặc lày còn gọi là mướp rừng, mướp Mường, được đồng bào người Thái, Mường trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc.
No comments:
Post a Comment