Monday, June 12, 2017

Sơn móng tay làm đẹp, người phụ nữ có nguy cơ bong toàn bộ móng tay

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của bất kể chị em phụ nữ nào. Tuy nhiên nếu không có kiến thức, kỹ năng sử dụng và lựa chọn những loại mỹ phẩm an toàn, vô tình việc làm đẹp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, thậm chí là những vấn đề tưởng chừng vô hại như sơn móng tay, móng chân.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt Mai (41 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Theo chia sẻ của chị Nguyệt Mai, kể từ ngày phát hiện ra có dấu hiệu bất thường ở móng tay, đến nay đã được 3 tháng điều trị nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm.

 son mong tay lam dep, nguoi phu nu co nguy co bong toan bo mong tay - 1

Sau 3 tháng điều trị, đổi nhiều đơn thuốc nhưng chị Mai vẫn không thuyên giảm được bệnh.

Chị Mai cho biết, trước đây chị có thói quen sơn để làm đẹp móng tay. Do nghĩ rằng sơn lên móng không ảnh hưởng gì vì không tiếp xúc trực tiếp đến da nên cứ vài hôm chị lại thay đổi kiểu một lần.

“Có lần tôi làm gel móng tay (sơn móng tay dạng gel), sau đó vài hôm tôi thấy không đẹp nữa, nên đã quán để sửa lại. Tại đây, thợ làm móng dùng cả máy để mài móng tay tôi, sau đó cho móng tay tôi vào hóa chất để ngâm”, chị Mai cho biết.

Sau lần đó, chị Mai về nhà chưa thấy có biểu hiện gì bất thường và tiếp tục sơn móng như những lần trước đây. Được khoảng 2 tuần, các kẽ ngón tay của chị Mai bắt đầu xuất hiện ngứa ngáy rất khó chịu, sau đó là nổi vân ở móng tay…

“Lo quá tôi đi khám thì các bác sĩ nói tôi bị ảnh hưởng bởi hóa chất làm đẹp móng tay. Không tin điều đó tôi vào BV Da liễu Trung ương khám thì các bác sĩ kết luận tôi bị loạn dưỡng móng. Từ đó đến nay đã 3 tháng điều trị và đổi nhiều đơn thuốc với hơn 10 triệu đồng nhưng móng tôi vẫn bong tróc thành từng mảng, có nguy cơ sẽ bị mất hết lớp sừng”, chị Mai chia sẻ.

 son mong tay lam dep, nguoi phu nu co nguy co bong toan bo mong tay - 2

 son mong tay lam dep, nguoi phu nu co nguy co bong toan bo mong tay - 3

Lớp móng sừng ở cả hai bàn tay chị Mai đang bong tróc từng mảng một.

Thực tế, những trường hợp như của chị Mai không phải là hiếm gặp. BS Nguyễn Thế Hùng (nguyên trưởng khoa khoa Laser – Bệnh viện Quân đội 108) cho biết, hầu hết các loại sơn móng tay đều chứa hóa chất, đó là lý do tại sao sau khi sơn, màu sơn có thể bám lâu trên móng như vậy.

Theo đó, các loại hóa chất thường gặp trong sơn móng tay là benzen, toluen, acetondibutyl, formaldehyde, aceton… Đây đều là những hóa chất độc hại với sức khỏe con người, gây tổn thương chất sừng bám trên bề mặt móng khiến móng giòn, dễ gãy.

Đặc biệt aceton có trong sơn móng tay là một trong những chất có khả năng tẩy mạnh, làm mất lớp sừng ở da, thậm chí có nhiều trường hợp bị rụng móng tay vì dùng loại sơn quá nhiều chất này.

Ngoài ra, chất toluene cũng có tác hại vô cùng nguy hiểm. Đây vốn là chất phụ gia trong xăng, khi đưa vào sơn móng tay, chúng được dùng như chất dung môi tạo nên sự mượt mà cho móng tay và giữ màu sơn được lâu. Song chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và gây tác hại đến khả năng sinh sản, thai nhi.

 son mong tay lam dep, nguoi phu nu co nguy co bong toan bo mong tay - 4

Trong sơn móng tay có chứa rất nhiều loại hóa chất.

Ngoài các vấn đề về hóa chất, người thường xuyên sơn móng tay cũng dễ gặp tình trạng nấm móng do vi nấm candida hoặc vi nấm trychophyton gây ra. Biểu hiện của nấm móng là xuất hiện những chấm trắng đục gần gốc móng lâu dần sẽ viêm sưng, nóng, đỏ… Đồng thời, cũng có thể dễ dàng lây bệnh khi công cụ làm móng tay, móng chân ngoài tiệm không được khử trùng.

Chính vì thế, chị em nên biết cách hãy biết cách sử dụng sơn móng tay để làm đẹp một cách hợp lí và có chu kì cho móng "thở". Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, có thương hiệu, không sử dụng liên tục ngày này qua ngày khác mà phải có chừng mực.

Khi thấy vùng da quanh móng bị sưng đỏ, viêm nhiễm... phải đến ngay cơ sở y tế xử lý sát khuẩn, chống nhiễm trùng.

Theo Lê Phương (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment