Trong nỗ lực tìm kiếm sự thật, chúng tôi đã hỏi các nhà dinh dưỡng về những thực phẩm mà họ không sử dụng trong tủ bếp của họ. Có những lựa chọn sẽ làm bạn ngạc nhiên.
Cải xoăn Kale sống
Tiến sĩ Marilyn Glenville là chuyên gia về dinh dưỡng chuyên về sức khỏe phụ nữ và là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất, trong đó nói về những giải pháp tự nhiên dành cho chứng mất trí và bệnh Alzheimer. Cô nói rằng cô không bao giờ ăn cải xoăn Kale và những loại rau củ khác cùng họ như bông cải xanh, cải bắp, cải thảo…khi nó chưa qua chế biến.
Chúng được thêm vào khi làm nước hoa quả hoặc smothie, tuy nhiên chúng nổi tiếng chứa lượng “goitrogen” cao, vốn là một chất gây ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và cản trở sự trao đổi i-ốt.
Tiến sĩ Glenville nói thêm: “Nhưng tôi chắc chắn khi nấu chúng lên thì đó là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe, ngay cả khi hấp hơi nhẹ thì chất goitrogen cũng bị vô hiệu hóa”. Đặc biệt phụ nữ cần cẩn trọng hơn so với nam giới bởi nguy cơ mắc các vấn đề tuyến giáp cao hơn.
Cà chua đóng hộp
Nhà dinh dưỡng học Rosemary Ferguson nói rằng: “Cà chua có hàm lượng axit cao và tôi lo ngại rằng điều này sẽ gây ăn mòn kim loại, do đó tăng nguy cơ ngộ độc kim loại”. Một số hộp đựng thực phẩm bằng nhựa nhưng điều này cũng không tốt hơn. “Nếu đồ hộp bằng nhựa, nó có thể nhiễm vào cà chua và ảnh hưởng tới hệ nội tiết. Bạn nên sử dụng loại cà chua xay nhuyễn đựng trong các chai thủy tinh bởi nó có thể tránh những rủi ro kể trên.
Bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng
Jackie McCusker là nhà dinh dưỡng học đã đăng ký với Hiệp hội dinh dưỡng ứng dụng của Anh và liệu pháp dinh dưỡng. Theo ông, mặc dù bỏng ngô được xem là thức ăn nhẹ lành mạnh, ít chất béo nhưng cần tránh chế biến nó bằng lò vi sóng.
Chúng được chứa trong các túi hợp chất perfluorin độc hại (PFCs) có liên quan tới ung thư. Theo nghiên cứu ở Đan Mạch, những sản phẩm chứa chất này có thể gây ung thư, các bệnh về tim mạch và tuyến giáp (một lệnh cấm ở Châu Âu đang được thảo luận). “Điều đầu tiên bạn làm khi mở túi bỏng ngô là hít hương thơm từ nó, nhưng chỉ cần hít phải PFOA (perfluorooctanoic acid) thôi cũng đủ khiến bạn bị bệnh”.
Thay vì đó hãy làm bắp rang bằng dầu dừa, bơ và muối.
Thực phẩm “gluten free” (không chứa gluten)
Tác giả nhiều cuốn sách “best seller” và là nhà dinh dưỡng học Patrick Holford cảnh giác với những thực phẩm không chứa gluten. Theo ông, lúa mì được trồng hiện nay là vấn đề chính chứ không phải gluten.
Lúa mì gây ra một số vấn đề tiêu hóa ở người trong khi kamut, một loại lúa mì cổ xưa thì không. Theo một nghiên cứu, hội chứng kích ứng ruột trở nên tốt hơn với kamut nhưng trở nên tệ hơn với lúa mì hiện đại. Ông nói: “Tôi không nghĩ gluten là kẻ thù mà do chúng ta đã thay đổi thành phần của lúa mì”.
Sữa đậu nành
Henrietta Norton là chuyên gia dinh dưỡng của phụ nữ, trẻ em và bà mẹ mang thai. Cô là tác giả của cuốn sách “Kiểm soát bệnh Lạc nội mạc tử cung và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khi mang thai”. Theo cô, loại sữa này không tốt cho sức khỏe như người ta tin rằng nó là như vậy.
Sữa đậu nành chứa trypsin là một loại ức chế sự tiêu hóa protein và chức năng tuyến tụy. Hơn nữa sữa đậu nành có chứa axit phytic có thể gây ức chế sự hấp thụ khoáng chất chính như kẽm, sắt, canxi và magie. Canxin và magie rất quan trọng cho hậu mãn kinh nhưng trớ trêu thay, sữa đậu nành lại được khuyến cáo sử dụng.
“Thay vào đó, tôi tiêu thụ những sản phẩm sữa chưa tiệt trùng và không được khử trùng. Tuy nhiên nó không tốt đối với tất cả mọi người bởi nó chứa vi khuẩn listeria, đặc biệt không nên dùng trong thời kì mang thai.
Ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường,... cùng rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe có thể...
No comments:
Post a Comment