BS Liên cùng các cộng sự tiến hành phẫu thuật u tuyến yên cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC
Tưởng mờ mắt, ai ngờ u trong não to gần bằng quả trứng gà
BS Nguyễn Đức Liên- Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện K cho hay, bệnh nhân Nguyễn Thanh B. 58 tuổi ở Quảng Ninh đến Bệnh viện K trong tình trang đau đầu, mờ hai mắt và kết quả chụp sọ não trước đó cho thấy có u tuyến yên với 4,2 cm.
Trước đó, nam bệnh nhân này đã 4 năm đi khám “như cơm bữa” tại Bệnh viện chuyên ngành mắt,ban đầu bệnh nhân và các bác sĩ điều trị đều nghĩ do tuổi già nên thị lực kém, bệnh nhân đã dùng nhiều loại thuốc, đeo kính tăng độ, luyện tập mắt, nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ để mong sao thị lực tốt lên.
Tuy nhiên thị lực của bệnh nhân không tốt hơn mà ngày càng xấu đi, không nhìn thấy người thân ngay cả khi ở khoảng cách gần, đặc biệt bệnh nhân chỉ nhìn thấy trục thẳng trước mắt mà không thể nhìn ra hai bên (bình thường chúng ta đang nhìn thẳng vẫn có thể nhìn thấy hai bên) và thị lực chỉ còn 2/10. Thêm vào đó tình trạng đau đầu của bệnh nhân ngày càng tăng lên.
Sau đó bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân đi chụp sọ não, kết quả cho thấy bệnh nhân có khối u ở tuyến yên khoảng 4,2cm to gấp 6 lần thể tích bình thường của tuyến yên ( bình thường tuyến yên chỉ khoảng 7m m).
Ngay khi bệnh nhân đến Khoa Ngoại- Bệnh viện K để thăm khám, các bác sĩ đã đề nghị bệnh nhân nên phẫu thuật sớm để tránh tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi u tuyến yên qua đường mũi - xoang bướm.
BS Liên- người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, do khối u tuyến yên của bệnh nhân này có kích thước quá lớn nên quá trình phẫu thuật khá vất vả vì khối u đã xâm lấn với các tổ chức xung quanh khá lớn. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, mắt của bệnh nhân đã sáng hơn, đã có thể nhìn thấy người thân. Sau phẫu thuật 5 ngày, bệnh nhân đã xuất viện (nếu như mổ mở ít nhất là 10 ngày bệnh nhân mới có thể ra viện, và có nhiều biến chứng như chảy máu do tổn thương động mạch cảnh, gây suy tuyến yên, tổn thương dây 2 gây mù mắt) .
“Thế nhưng do bệnh nhân đã bị khối u tuyến yên chèn vào tuyến yên quá lớn và trong thời gian dài nên thị lực của bệnh nhân cũng không thể phục hồi 100%”- BS Liên thông tin.
BS Nguyễn Đức Liên cũng cho biết thêm, đa phần người có tuổi không nghĩ mắt mình mờ là do bị u tuyến yên mà chỉ nghĩ là do lão hóa tuổi già nên thường điều trị về chuyên khoa mắt mà “bỏ qua” việc nghĩ đến khám, chụp sọ não để phát hiện u tuyến yên, trong khi tình trạng mất thị giác ngoại vi, mờ mắt, giảm thị lực lại là dấu hiệu đặc trưng của người bị u tuyến yên. “Do đó, đối với người ngoài 50 tuổi, khi thị lực ngày càng xấu đi thì nên loại trừ nguyên nhân các bệnh lý về mắt mà cũng nên đi khám nội soi tuyến yên để được phẫu thuật sớm khi có khối u, tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe”- BS Liên khuyến cáo
Nên xét nghiệm nội tiết tuyến yên khi "bỗng dưng" tiết sữa hoặc rối loạn cương dương
Ngoài ra, BS Liên cũng cho biết có các dấu hiệu nhận biết khác về sự xuất hiện của u tuyến yên đó là nhiều thiếu nữ trẻ, thậm chí chưa có gia đình bỗng dưng tiết sữa non. Rồi có những người mẹ cai sữa cả 3 – 4 năm mà sữa vẫn cứ về đều đều thì chị em nên đi khám và xét nghiệm nội tiết tuyến yên để phát hiện u tuyến yên.
“Ngoài các dấu hiệu trên khi có các dấu hiệu khác như: thỉnh thoảng có đau đầu, da khô sần sùi xuất hiện cùng những bất thường về kinh nguyệt (bỗng dưng mất kinh dù không mang thai); Hay đầu đầu ngón tay bỗng to ra; Gò má nhô vì tăng tiết hóc môn sinh trưởng làm cho tổ chức mô mỡ, mô xương to ra khiến cho mặt to bành, thậm chí có người môi dày, lưỡi dày ra nên nói khó… thì cần đi khám và làm xét nghiệm nội tiết u tuyến yên vì đây là các dấu hiệu biểu hiện có thể xuất hiện u tuyến yên”- BS Liên nói
Riêng với nam giới, BS Liên cũng nhắn nhủ một trong các dấu hiệu có thể mắc u tuyến yên là rối loạn cương dương, không có nhu cầu về sinh lý nhiều trong khi đang ở độ tuổi sung mãn, ngoài đi khám chuyên khoa nam học cũng cần thăm khám và xét nghiệm thêm về nội tiết tuyến yên.
Tùy thuộc vào kích thước khối u, bản chất khối u tuyến yên dạng không chế tiết hoặc chế tiết loại hormon nào mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Với trường hợp u tuyến yên chế tiết Prolactin khiến phụ nữ tiết sữa dù không mang thai, không nhất thiết phải mổ nếu khối u nhỏ và không rối loạn thị lực.
“Đa số u tuyến yên ngày nay được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi qua đường mũi- xoang bướm mang lại hiệu quả lấy u tối đa, đảm bảo thẩm mỹ, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh”- BS Nguyễn Đức Liên chia sẻ.
Ngày 8-3, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á cho biết vừa phẫu thuật thành công lấy trọn khối u não khổng lồ như trái bóng tennis...
No comments:
Post a Comment