Friday, October 28, 2016

Thời tiết Việt Nam ấm nóng kỉ lục, nhiệt độ dị thường

Nắng nóng đã đẩy nhiệt độ ở nhiều tỉnh thành lên cao bất thường. Ở quận Đống Đa (Hà Nội), trong tháng 10/2016, đã có 24 ngày nhiệt độ cao hơn tháng 10 của trung bình nhiều năm. Đặc biệt, nhiệt độ ở huyện Mường La (Sơn La) ghi nhận ngày 20/10 vừa qua ở mức 37,6 độ C; đây là nhiệt độ cao nhất từ năm 2015 cho đến nay ghi nhận trong tháng 10 ở khu vực.

Cục Quản lí Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kì chỉ ra, 9 tháng đầu năm 2016 là giai đoạn ấm nóng kỉ lục không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Không loại trừ khả năng, năm 2016 sẽ phá vỡ kỉ lục năm 2015 để trở thành năm nóng nhất trong lịch sử tính từ năm 1880 trở lại đây.

Nắng nóng xảy ra nhiều hơn với nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 – 1,5 độ C. Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn trung ương, nhiệt độ trung bình toàn quốc từ tháng 5-9/2016 phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C. Trong đó, khu vực phía Bắc có nền nhiệt độ cao hơn khu vực phía Nam, riêng tháng 6, khu đồng bằng Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 2,5 độ C.

Nắng nóng ở Đông Nam Bộ xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm và duy trì hầu như liên tục kể từ tháng 3 đến đầu tháng 5; đỉnh điểm là đợt nắng nóng xảy ra vào khoảng giữa tháng 4 đến giữa tháng 5.

Cùng thời gian này, nắng nóng đã lan rộng sang cả Tây Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Nhiệt độ cao nhất đợt nắng nóng phổ biến 35-38 độ C, có nơi hơn như tại Ayunpa (Gia Lai) cao nhất 40,5 độ C ngày 11/4/2016; Đồng Phú (Bình Phước) 40 độ ngày 5/5/2016.

Từ tháng 4 đến tháng 9/2016, tại khu vực phía Tây Bắc Bộ đã xuất hiện 3 đợt nắng nóng diện rộng; tại khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa xuất hiện 7 đợt; khu vực Nghệ An đến Phú Yên xuất hiện 11 đợt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ C, có nơi hơn 40 độ C.

Theo các chuyên gia thời tiết, sở dĩ nền nhiệt cao kỉ lục như vậy là do nước ta đang trải qua thời kì El Nino đạt cực đỉnh. Trong mùa đông Xuân 2016-2017 (tháng 11/2016 đến tháng 4/2014), thời tiết sẽ chuyển trạng thái trung tính ENSO, không nghiêng về pha nóng El Nino cũng không nghiêng về pha lạnh La Nina.

Kiểu đặc trưng của thời tiết ENSO là khiến khí hậu nước ta những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017 mùa bão sẽ kết thúc muộn, gió mùa đông bắc hoạt động sớm, mưa lũ tiếp tục xuất hiện với tần suất cao hơn năm 2015 trên khu vực miền Trung.

Theo các phân tích dự báo mới nhất cho thấy, 3 tháng cuối năm 2016, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ có khả năng xuất hiện trên Biển Đông khoảng 4 cơn, trong đó, ảnh hưởng đến đất liền nước ta khoảng 2 cơn. Ngoài ra, bão và áp thấp nhiệt đới khả năng còn hoạt động ở khu vực phía nam Biển Đông trong tháng 1-2/2017.

Cảnh dừng đèn đỏ ở ngã tư Xuân Thuỷ - Nguyễn Phong Sắc: Người tham gia giao thông dừng đèn đỏ ở bóng cây, cách vạch đèn đỏ hơn 5m.

Từ tháng 5-9/2016, lượng mưa phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-40%, riêng khu Đồng bằng Bắc Bộ và phía nam Nghệ An, Hà Tĩnh phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm 15-30%.

Khu vực các tỉnh Trung Trung Bộ đến Khánh Hòa có lượng mưa cao hơn TBNN 20-50%. Tại Tây Nguyên, Nam Bộ và khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận phân bố không đều, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 10-30%.

Các đợt không khí lạnh nửa cuối năm 2016 có xu hướng hoạt động mạnh dần ở Bắc Bộ đến Nghệ An, tuy nhiên xảy ra không nhiều. Miền Trung có xu hướng tăng mưa và khả năng mùa mưa kết thúc muộn hơn so với năm 2015. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 1-2/2017 khả năng xuất hiện mưa trái mùa.

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment