Tuy nhiên, bạn không nên để tình trạng này diễn ra trong mỗi bữa ăn. Bởi vì việc ăn riêng biệt giữa cơm và thức ăn sẽ để lại nhiều nguy hại khôn lường với sức khỏe.
BS Nguyễn Liên - Nguyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, việc ăn thức ăn trước sau đó ăn cơm nhất là đối với trẻ giữ thói quen ăn uống này là hoàn toàn không nên.
Nguyên nhân là do, việc ăn thức ăn trước, đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều đạm trước, sau đó mới cho trẻ ăn cơm sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như việc ăn uống lâu dài.
Thực tế, thói quen ăn uống như trên không khoa học vì chúng là mầm mống hình thành các bệnh mãn tính sau này, đặc biệt là bệnh gout. Vì khi ăn thức ăn vào cơ thể, những thức ăn nhiều đạm này sẽ chuyển hóa các chất đạm thành axit uric.
Trong khi đó, axit uric là tác nhân gây bệnh gout. Khi chất này không chuyển hóa ra ngoài mà nó sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.
Chưa kể, nếu ăn thức ăn trước sẽ gây ra hậu quả là trẻ chán cơm, từ đó không có đủ chất tinh bột, điều này sẽ dẫn đến việc bị suy dinh dưỡng. Đó cũng là lý do hiện nay nhiều trẻ ăn rất nhiều thức ăn chứa đạm mà vẫn bị suy dinh dưỡng.
Lời khuyên được đưa ra là không nên ăn riêng biệt cơm với thức ăn. Hoặc ăn cơm trước hay thức ăn sau cũng không nên. Ngược lại, phải ăn cùng nhau trong một khẩu phần bữa ăn.
Ngoài không nên ăn cơm riêng, thức ăn riêng, khi ăn cơm bạn không nên ăn nhanh và không nhai.
Bởi theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày. Khi ăn cơm quá nhanh, bạn sẽ có xu hướng không nhai kỹ. Từ đó, cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Do đó, bạn nên nhai cơm kỹ càng. Bởi quá trình nhai kỹ sẽ có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hóa. Nguyên nhân là do các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng, từ đó có lợi cho sức khỏe cơ thể.
No comments:
Post a Comment