Sự kiên định của cô bé mạnh mẽ đến mức khiến người cha – cũng là một thầy giáo đang cố gắng chỉ ra rằng “con sai rồi” phải nổi cáu nói: “Con thì biết gì! Bố dạy cách học đếm cho học sinh hàng ngày đấy!”, tuy nhiên, cô bé vẫn mạnh mẽ tin rằng mình đã đúng, ngay cả khi mẹ cô bé cùng hợp sức với bố để thuyết phục rằng đếm “một, hai, ba, bốn, năm” mới là đúng.
Cuối cùng, mẹ cô bé đã xử lý sự ngang ngạnh của con gái bằng một “kĩ thuật” thông minh là “Thôi được, hãy đếm đến 4 nhé Elia”.
Đề nghị của mẹ khiến cô bé có vẻ ngập ngừng và sau đó chậm rãi đếm “một, hai, ba,… bốn” trong sự hò reo cổ vũ của bố mẹ.
Thuyết phục con và dạy con phải đúng theo những “tiêu chuẩn” là thói quen của nhiều cha mẹ, giống như bố mẹ cô bé Alia nhất định phải dạy con đếm theo đúng trật tự của dãy số “một, hai, ba, bốn, năm”, tuy nhiên, bố mẹ cũng cần hết sức chừng mực và thận trọng để không hạn chế sự chủ động bày tỏ ý kiến hay khả năng bảo vệ quan điểm của trẻ đối với một chủ đề nào đó.
Theo nhiều nhà giáo dục cũng như các nghiên cứu khoa học, sự chủ động khi tranh luận của trẻ chính là thước đo thể hiện trí thông minh và khả năng tư duy của chúng nó cũng là bằng chứng cho thấy trẻ tin tưởng vào chính kiến của mình và chứng tỏ sự tự lập của bản thân trẻ.
Ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có xu hướng thể hiện quan điểm, chính kiến mạnh mẽ, bố mẹ không nên thấy con “tranh cãi” mà cho rằng đó là một thói quen xấu và hạn chế hay điều chỉnh con quá nhiều, đôi khi trẻ có những lý lẽ của riêng mình mà bố mẹ cần có thời gian lắng nghe và tìm hiểu mới có thể thấu hiểu được, từ đó mà có cách ứng xử hợp lý.
Khi con nói lên ý kiến của mình, bố mẹ tuyệt đối không nên vội vàng kết luận “con sai, bố mẹ đúng”, hay “con thì biết gì” mà làm trẻ bị thui chột sự tự tin của mình, trước hết hãy lắng nghe con, khơi gợi con để con có cơ hội chia sẻ rõ ràng hơn suy nghĩ, quan điểm của mình, sau đó, hãy vui mừng nếu con bạn là một đứa trẻ “cứng đầu” khi con biết bảo vệ quan điểm của mình đến cùng.
Hãy nhớ rằng, bạn là bố mẹ và hãy đưa ra những gợi ý, phương pháp “xứng tầm” cha mẹ như mẹ cô bé Elia gợi ý con “đếm từ 1 đến 4 thôi nhé”, thay vì nhất định bắt con “đếm từ 1 đến 5 mà không được bỏ qua số 4” để cô bé học được rằng “Con có thể không đếm số 4 khi đếm từ 1 đến 5, nhưng sự có mặt của số 4 là điều hoàn toàn có thật”.
No comments:
Post a Comment