Ảnh minh họa: Internet
TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, những ngày Tết thường lá gan của chúng ta rất “quá tải”, đặc biệt là những người sử dụng bia rượu, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Do đó, để bảo vệ lá gan, hãy nhanh chóng giải độc gan bằng cách dừng ngay bia rượu, uống nhiều nước, ăn uống khoa học để gan được nghỉ ngơi, thải độc.
Theo TS Hùng, trong 6 ngày Tết Mậu Tuất, Trung tâm chống độc của Bệnh viện Bạch Mai chỉ tiếp nhận 5 ca ngộ độc rượu, 1 trường hợp tử vong trên nền bệnh lý khác kết hợp với sử dụng rượu.
Tuy nhiên, theo TS Dương Đức Hùng đó chỉ là con số bề nổi của tảng băng chìm bởi đó là những ca nặng cần phải có sự can thiệp y tế. Còn rất nhiều tình trạng sau uống rượu nôn mửa… ở tại các gia đình gặp rất nhiều, nhưng chưa đến mức phải đi viện, hoặc đi viện nhưng ở tuyến dưới. Những trường hợp ngộ độc rượu chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai thường là quá nặng, đã rơi vào hôn mê, suy đa tạng, mất tri giác…
“Do đó, cần phải có sự thay đổi về thói quen uống rượu, chúc tụng rượu bia trong ngày Tết kiểu như “rượu bất khả ép, ép bất khả từ” bởi chúng ta cứ nghĩ chỉ uống rượu đến khi phải nhập viện mới nguy hiểm, mà trên thực tế khi chúng ta sử dụng quá nhiều rượu, bia dù chưa đến bệnh viện cũng đã gây tổn hại nghiêm trọng cho gan. Bởi lạm dụng rượu, bia làm men gan tăng cao từ đó sẽ làm phá hủy tế bào gan mà tế bào gan bị phá hủy thì khó phục hồi.
Uống rượu nhiều vài năm sau sẽ gây xơ gan, viêm tụy. Từ xơ gan đến khi tử vong là cả một quá trình dài điều trị gây ra gánh nặng của cả gia đình và xã hội.
Vậy theo TS Dương Đức Hùng khi đã uống rượu, bia nhiều trong dịp Tết, để giải độc cho gan, việc đầu tiên là chấm dứt không đưa chất độc là rượu, bia vào cơ thể. Tiếp đến hãy uống thật nhiều nước để đào thải độc tố ra ngoài.
“Lúc này, tuyệt đối không nên uống một đống thuốc gọi là bổ gan để thải độc cho gan vì khi uống thuốc nhiều càng làm cho gan phải chuyển hóa, làm việc nhiều hơn, như thế gan càng “vất vả” hơn. Thay vào đó, hãy ăn uống nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, cân bằng các nhóm đạm, đường, chất béo, chất xơ”- TS Hùng khuyến cáo.
Còn theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Bảo – Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, các loại thuốc giải rượu trên thị trường đều không có tác dụng trong giải rượu vì hiện nay chưa có một nghiên cứu nào tác dụng của nó.
Nếu uống thuốc giải rượu có thể dẫn đến mất mạng vì tác dụng giả tạo của nó. Khi uống rượu, gan là nơi làm việc nhiều nhất. Thứ nữa, rượu làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đây là hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi uống rượu.
Khi uống, cồn vào máu sẽ làm thay đổi, chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống viên giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não.
Vì vậy, người liên tục dùng viên giải rượu và rượu cùng lúc sẽ nhanh chóng bị sa sút về nhận thức, rối loạn hành vi...
Dùng cách dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu như dưới đây đã khiến nhiều người bị chảy máu đường tiêu hóa, hại...
No comments:
Post a Comment