Theo Express, Trái đất đang bước vào thời kỳ 5 năm quay chậm lại do hoạt động của lõi trong Trái đất - vốn là một quả bóng sắt nóng chảy làm chậm chuyển động quay của hành tinh này.
Việc quay chậm lại của Trái đất sẽ làm giảm lực ly tâm đồng thời thu hẹp và thắt chặt xích đạo, đẩy các mảng kiến tạo xích lại gần nhau bằng một lực mạnh khó có thể tưởng tượng được.
Các núi lửa ở Công viên Yellowstone (Mỹ, ảnh phải) có thể thức giấc và phun trào dữ dội tương tự như những gì đang diễn ra ở núi lửa Agung, Bali, Indonesia (ảnh trái).
Theo đó, bất cứ ai sống trên các đường đứt gãy chính của Trái đất - vốn chạy dọc Tây Mỹ, Nam Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Vành Đai lửa ở Viễn Đông - đều gặp nguy hiểm.
Các chuyên gia cảnh báo, trong những năm Trái đất quay chậm, các vụ động đất, phun trào núi lửa lớn được ước tính là sẽ tăng gấp đôi. Trung bình, có khoảng 15 trận động đất lớn xảy ra trên Trái đất mỗi năm. Tuy nhiên, năm tới, số lượng các vụ động đất mạnh hơn 7 độ richter được dự đoán sẽ tăng lên 35 vụ.
Các trận động đất có cường độ lớn hơn 7 độ richter được mô tả là "đủ sức làm đổ sập một phần hoặc toàn bộ các tòa nhà, gây thiệt hại nghiêm trọng trong phạm vi 250 km từ tâm chấn".
Trong khi đó, động đất 9 độ richter sẽ san bằng mọi tòa nhà trong phạm vi hàng trăm km.
Bên cạnh động đất, sự di chuyển của các mảng kiến tạo cũng sẽ "đánh thức" các núi lửa hoặc thậm chí, siêu núi lửa.
Theo đó, các vụ phun trào siêu núi lửa, nếu xảy ra có thể hủy diệt sự sống trên Trái đất.
Núi lửa Agung ở Bali, Indonesia đã thức giấc, đe dọa hàng triệu người.
Nùi lửa Agung đang phun trào ở Bali là nơi từng xảy ra một vụ "siêu phun trào" khủng khiếp 74.000 năm trước và công viên Yellowstone nổi tiếng của Mỹ nằm trên một trong những miệng núi lửa lớn nhất hành tinh cũng đang có nguy cơ "thức giấc".
Các chuyên gia cho biết, nếu núi lửa ở Yellowstone phun trào, sự sống trên Trái đất thực sự có nguy cơ bị hủy diệt ngay lập tức bởi các dòng dung nham nóng bỏng, cùng với những đám mây tro bụi khổng lồ sẽ khiến hành tinh Xanh nóng bỏng như lò thiêu.
Mối liên quan giữa việc Trái Đất quay chậm lại và các hoạt động địa chấn đã được 2 giáo sư Roger Bilham thuộc Đại học Colorado và Rebecca Bendick thuộc Đại học Montana nhấn mạnh tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Địa chất Mỹ. NASA cũng đã xác nhận rằng Trái đất đang bước vào thời kỳ quay chậm kéo dài.
"Mặc dù tốc độ quay của Trái đất thay đổi rất ít, nhưng không cần phải có sự thay đổi lớn trong tốc độ quay mới dẫn tới những thay đổi đáng kể về áp lực. Chúng tôi không biết chính xác khi nào và nơi nào những trận động đất kinh hoàng xảy ra, ngoại trừ việc chúng sẽ xảy ra ở ranh giới của các mảng kiến tạo", ông Bilham cảnh báo.
No comments:
Post a Comment