Người phụ nữ Ấn Độ này năm nay 52 tuổi trước đó đã được các bác sĩ sản phụ khoa xác nhận đã phá thai thành công. Tuy nhiên, sau đó bà thường bị những cơn đau bụng hành hạ nhiều năm, phải đi khám nhiều nơi. Các bác sĩ hầu hết chỉ kê cho bà thuốc giảm đau và thuốc trị chứng trào acid dạ dày.
Khoảng ba năm gần đây, bà bị ói mửa liên tục, tình trạng càng nặng hơn. Bà đến khám ở một phòng khám và bác sĩ đã phát hiện ra tình trạng hiếm gặp. Trong ổ bụng bà có một thai nhi phát triển hoàn thiện đã bị hóa thạch trong khi tử cung, hai buồng trứng của bà vẫn bình thường.
Theo các bác sĩ, khả năng mang thai trong ổ bụng chỉ chiếm tỉ lệ 1/11.000 người, trong đó chỉ có 1,5%-1,8% phát triển thành "thai nhi hóa thạch".
"Thai nhi hóa thạch" theo tiếng Hy Lạp là Lithopedion, là trường hợp vô cùng hiếm gặp. Đây có thể là kết quả của thai phát triển ngoài tử cung người mẹ. Khi thai nhi bị chết lưu không có cách nào rời khỏi cơ thể người mẹ và được cơ thể mẹ "ướp" bằng quá trình gọi là Calcification (cơ thể sẽ tích tụ muối như hàng rào ngăn chặn viêm nhiễm quanh thai nhi).
Đến nay toàn thế giới chỉ có khoảng 300 ca thai nhi hóa thạch. Tại Việt Nam từng có một ca là một cụ bà ở Cam Ranh, Khánh Hòa 76 tuổi đã mang thai 30 năm.
Bác sĩ Trần Vũ Quang - Bệnh viện Phụ sản trung ương chia sẻ clip thai nhi 26 tuần tuổi, những cú máy nhè nhẹ của con trong...
No comments:
Post a Comment