Monday, October 17, 2016

Nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng nguy hại như thế nào?

Nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng nguy hại như thế nào? - 1

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh đề xuất công khai doanh nghiệp sản xuất nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng cho phép  

Kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố chiều 17/10 cho thấy, có khoảng 67% mẫu nước mắm trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín (asen) theo quy định. (Theo quy định, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0mg/l. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy, có đến 101/150 mẫu vượt ngưỡng).

Ông Vương Ngọc Tuấn cho rằng, Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, tuy tỷ lệ mẫu không đạt về asen (67%) tổng kể trên là cao, nhưng khi thử nghiệm 20 mẫu trong số này thì không phát hiện asen vô cơ (với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/l).

“Như vậy là nước mắm ở Việt Nam vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo ngại”- ông Tuấn khẳng định.

Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thanh tra chất lượng nước mắm.

Cũng theo ông Phong, qua kiểm tra ban đầu, không có sản phẩm nước mắm nào là "nước + hóa chất" như thông tin trên truyền thông gần đây. Vì thế, để khẳng định nước mắm chứa hóa chất phải phân biệt phụ gia và hóa chất. Nếu sử dụng đúng hàm lượng phụ gia thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, sau khi có kết quả thanh tra sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sẽ thông tin tới các cơ quan truyền thông trước ngày 20/10.

Trước thông tin “khoảng 67% mẫu nước mắm được khảo sát trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín”, trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa, Hà Nội nói: “Đây mới chỉ là công bố ban đầu của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, còn thông tin chính thức về chất lượng nước mắm phải đợi Bộ Y tế kết luận”.

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh đề xuất, công khai doanh nghiệp làm nước mắm nhiễm thạch tín. Bởi thạch tín là chất cực độc từng được dùng để giết người, nếu nhiễm thạch tín nhiều có thể gây chết người. Nếu ít, thạch tín nhiễm vào não, gan gây nguy hiểm đến sức khỏe.

“Tôi đề nghị cơ quan chức năng công bố tên sản phẩm đơn vị kinh doanh như: Phương pháp chế biến, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, dung lượng.... một cách chính xác, trung thực, không thể nói chung chung để tránh lo lắng hoang mang cho người dân. Không thể đánh đồng nước mắm chung như vậy vừa ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp vừa gây lo lắng cho người dân”, ông Thịnh nói.

Về mối liên quan giữa thạch tín và nước mắm, chuyên gia về công nghệ thực phẩm phân tích, trong quá trình sản xuất, nước mắm có nhiễm thạch tín do  nước dùng trong sản xuất nước mắm nhiễm thạch tín, điều đó có nghĩa nguồn nước sản xuất trong khu vực nhà máy có nhiễm thạch tín; Hoặc có thể do thạch tín nhiễm có trong cá. Theo đó, do cá sống môi trường nước nhiễm thạch tín nên chất này có trong cá, khi ủ cá để sản xuất nước mắm, thạch tín trong cá tiết ra nên nước mắm bị nhiễm.

Ngoài ra, nước mắm nhiễm thạch tín có thể do muối dùng ướp cá có nhiễm thạch tín do vùng biển bị ô nhiễm.

Từ những phân tích trên, ông Thịnh đề xuất cơ quan quản lý kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất và sớm công bố kết quả kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Để chọn nước mắm không nhiễm asen, chuyên gia về công nghệ thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn bằng mùi và vị. 

“Nước mắm công nghiệp mùi nhẹ không có mùi đặc trưng của nước mắm truyền thống”, PGS Thịnh nói.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, dạng asen độc hại nhất là asen vô cơ. Các dạng asen hữu cơ thì có độc tính rất thấp hay gần như không độc. Asen vô cơ gây ức chế các enzyme trao đổi chất và có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính. 

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment