Chuyện “khó tin” đằng sau lò hỏa táng người chết
Nhớ về những ngày đầu làm công việc này, anh Nô En chia sẻ: “Biết mình đi làm ở nghĩa trang liên quan đến người chết, hàng xóm dị nghị và thiếu thân thiện. Còn mình và gia đình nghĩa đơn giản đó là một công việc.
Nhà có con nhỏ nên thoạt đầu, sau mỗi ca làm, anh Nô En cũng “đốt vía” mong tránh khí lạnh âm. Nhưng thời gian về sau, anh cũng “quên” luôn hành động này vì có “thấy lạnh, thấy âm khí đâu?”.
Khi được hỏi có bao giờ thấy ám ảnh bởi nghề, anh En bật cười: “Nói nghe đơn giản vậy, nhưng không phải ai cũng vững tâm với công việc có liên quan đến người âm. Ở đây, có những ông bảo vệ đến trực hôm trước hôm sau đã vội bỏ việc chỉ vì… sợ sởn da gà với cái lạnh âm u vương mùi tử khí. Thế nên không vững tâm cũng khó trụ với nghề”.
Ở Đài hóa thân hoàn vũ Thiên Đức, công việc “đốt” xác luôn phải bố trí người túc trực 24/7, bất kỳ khi nào có khách là vận hành. Thế nên có những ngày lò thiêu hoạt động hết công suất không ngừng nghỉ. “Công việc này liên quan đến vấn đề tâm linh, thế nên tất cả đều xăm xắn để các gia đình còn kịp ngày giờ đẹp chôn cất mộ phần cho người đã khuất”, anh Nô En cho biết.
Nhân viên thực hiện vận hành hỏa táng
Tại đây, mỗi ngày trung bình tiếp nhận khoảng 20 ca hỏa táng. Những ngày cao điểm mà thiếu người, đến giờ ăn anh em vẫn không thể rời lò. Lúc ấy, các anh chấp nhận báo nhà bếp mang cơm lên vừa ăn, vừa canh lò. “Nghề nào cũng có cái vất vả riêng. Có nhiều gia đình vượt hàng trăm cây số đến hỏa táng rồi vội vã trở về ngay trong đêm. Thấy họ sốt ruột, mệt mỏi chờ đợi nhận tro cốt, mình cũng muốn mau chóng thực hiện nhanh, tốt”, anh En cho hay.
Theo chia sẻ của các nhân viên làm ở Đài hóa thân hoàn vũ, các lò thiêu tại đây hoạt động 364 ngày trong năm và chỉ ngừng nghỉ duy nhất ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Và ngày mùng 2 luôn là ngày “đắt khách” nhất trong năm. Vào ngày này, người và máy đều hoạt động hết công suất, gấp đôi ngày thường. Anh Nô En lý giải nhiều gia đình không kịp xếp lịch hỏa táng vào ngày cuối cùng của năm, cộng dồn với ngày đầu tiên của năm mới thế nên ngày mùng 2 năm nào cũng quá tải.
Chia sẻ về những kỷ niệm với nghề, anh Nô En cho hay: “Nghề nào cũng có vui, có buồn. Ở đây có không ít lần mình bị thân nhân người đã mất lao bổ vào mắng chửi sao dám đốt xác bố/mẹ họ dù chính gia đình họ chủ động đưa đến đây là dịch vụ hỏa táng. Họ mắng chửi vô lý mình cũng phải chịu, bởi nghĩ cho cùng họ cũng đang quá xót xa với nỗi đau khi mất người thân yêu”.
Có đêm, anh Nô En lao vội từ nhà cách hơn 10km vào Đài hóa thân vì ca hỏa táng đột xuất của chàng phóng viên trẻ xấu số Đinh Hữu Dư bị lũ cuốn trôi trong khi đang tác nghiệp ở Yên Bái. Cũng ngay trong đêm đó, tro cốt của Dư kịp đưa về quê nhà chôn cất.
>> Xem thêm: Chuyện kể “sởn da gà” nghề hỏa táng
Cứu bé trai đuối nước, cụ ông phát hiện điều bất ngờ xảy ra 30 năm trước
Sáng 3/8 vừa qua, cụ ông họ Xu (80 tuổi, sống tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) đang ngồi trong nhà cùng với vợ thì nghe thấy tiếng la hét. Đoán được đó là tiếng kêu cứu của một đứa trẻ bị đuối nước trên con sông cạnh nhà, cụ ông Xu đã nhanh chóng chèo thuyền tới chỗ cậu bé.
Mặc dù chân bị thương vào 2 năm trước, cụ ông Xu vẫn không do dự nhảy xuống sông giải cứu bé trai đang vùng vẫy. Cùng với sự giúp đỡ của người vợ, cuối cùng họ đã cứu được cậu bé lên thuyền.
Bé trai may mắn được hai vợ chồng ông Xu cứu mạng
Được biết, cậu bé 8 tuổi trên đã bị trượt chân rơi xuống sông trong lúc đang đi ra ngoài với bà ngoại. Sau khi được cụ ông Xu cứu, cậu bé đã được đưa tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe và may không gặp vấn đề gì. Gia đình cậu bé đã có mặt để cảm ơn ân nhân đã cứu mạng con mình.
Đó cũng chính là lúc họ nhận ra cuộc sống thật trùng hợp và kỳ diệu. Hóa ra cậu bé này không chỉ nợ cụ ông Xu một mạng sống, mà còn thật sự nợ ông cả một cuộc đời. Bởi cách đây 30 năm, bố của cậu bé cũng từng được cụ ông Xu cứu vì đuối nước.
"Khi tôi còn trẻ, bố của cậu bé cũng từng bị đuối nước trên chính dòng sông này và tôi đã nhảy xuống cứu anh ấy. Bây giờ thì tôi đã già rồi nên không thể nhảy nữa", cụ ông Xu chia sẻ cảm động.
>> Xem thêm: Vừa cứu bé trai đuối nước, cụ ông 80 tuổi lại phát hiện điều bất ngờ từ 30 năm trước
“Yêu râu xanh” hiếp dâm cụ bà 80 tuổi rồi ném xuống giếng
Dự kiến ngày 10/8, TAND TP.Hà Nội sẽ đưa Nguyễn Viết Lực (SN 1993, trú tại xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) ra xét xử về hai tội Giết người và Hiếp dâm. Vụ án từng xây xôn xao dự luận, gây bất bình trong quần chúng nhân dân trong suốt thời gian vừa qua.
Theo đó, sáng ngày 3/12/2016, sau khi ăn cơm xong, Lực đi sang nhà ông Nguyễn Tiến Chinh (SN 1963, ở gần nhà Lực) chơi. Thấy ông Chinh đang ngồi uống rượu, Lực cũng vào uống cùng. Chê rượu của ông hàng xóm khó uống nên Lực về nhà lấy 1 chai rượu nếp cái hoa vàng mang sang nhà ông Chinh uống tiếp.
Ảnh minh họa
Khi Lực về nhà thì đồng hồ đã điểm 11 giờ trưa. Lúc này, thấy bà Nguyễn Thị G. (gần 80 tuổi, là em ruột ông nội của Lực) đang cắt cỏ trong vườn nhà Lực, người cháu họ mời bà vào nhà uống nước.
Sẵn có hơi men trong người, Lực nảy sinh ý định quan hệ tình dục với bà G.. Lợi dụng lúc bà cụ không để ý, Lực dùng dây điện siết cổ bà G. cho đến khi nạn nhân bất tỉnh, Lực hóa thành tên “yêu râu xanh” mất hết nhân tính.
Thực hiện hành vi bỉ ổi xong, lo sợ bà G. tỉnh lại sẽ tố cáo mình nên Lực cuống cuồng bế bà cụ thả xuống giếng của gia đình cách đó không xa. Sau đó Lực thất thần nghe thấy tiếng kêu yếu ớt từ dưới giếng vọng lên. Nhằm giết người diệt khẩu tới cùng, Lực lấy gạch, vại sành ném xuống giếng. Đến tối cùng ngày mọi người mới phát hiện thi thể bà G. nằm dưới giếng đồng thời trình báo công an.
Về phần Lực, sau khi gây án xong, Lực bỏ trốn vào các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên sống lang thang. Ngày 2/8/2017, Lực quay về tỉnh Bắc Giang thì bị cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Chương Mỹ bắt theo lệnh truy nã.
No comments:
Post a Comment