Sunday, December 3, 2017

Từ vụ bảo vệ sát hại bé 6 tuổi: Nhận biết bệnh nhân tâm thần qua bài test cơ bản

Mới đây, vụ việc bảo vệ dân phố Hoàng Nhất Giang sát hại bé trai 6 tuổi ở Sài Gòn khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Điều đáng nói, Giang bị bệnh tâm thần phân liệt từ năm 2005 và được điều trị tại bệnh viện tâm thần TP.HCM. Qua thời gian điều trị, Giang ổn định nên được cho về nhà tiếp tục điều trị. Khoảng năm 2013, Giang được vào làm nhân viên bảo vệ của tổ dân phố 2, phường 5, quận 11 và vẫn phải uống thuốc điều trị bệnh tâm thần.

Sau sự việc trên, nhiều người đã đặt ra câu hỏi về vấn đề khám sức khỏe nói chung, trong đó có sức khỏe tâm thần được thực hiện như thế nào trước khi hoàn thiện hồ sơ xin việc. 

tu vu bao ve sat hai be 6 tuoi: nhan biet benh nhan tam than qua bai test co ban - 1

Bảo vệ dân phố sát hại cháu bé có tiền sử mắc bệnh tâm thần.

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu – Phó giám đốc, kiêm trưởng khoa Lâm sàng (Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương), khám sức khỏe tâm thần là một phần bắt buộc phải có trong giấy khám sức khỏe hiện nay. Theo đó, tại Mẫu khám sức khỏe dành cho người đủ 18 tuổi trở lên (quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 6 tháng 5 năm 2013) khám và phân loại tâm thần được quy định rõ ràng tại điểm G, mục 1 (khám Nội).

Như vậy, có thể thấy rằng việc khám sức khỏe tâm thần trước khi đi lao động hoặc đi làm ở các cơ quan nhà nước đã được quy định. Tuy nhiên việc thực hiện khám như thế nào lại là một việc khác.

tu vu bao ve sat hai be 6 tuoi: nhan biet benh nhan tam than qua bai test co ban - 2

tu vu bao ve sat hai be 6 tuoi: nhan biet benh nhan tam than qua bai test co ban - 3

Quy định trong giấy khám sức khỏe có mục khám tâm thần và phân loại, nhưng không được thực hiện đến nơi đến chốn.

TS Thu cho hay, đa số việc thực hiện khám tâm thần trong khi khám sức khỏe vẫn chưa được thực hiện đến nơi, đến chốn, chỉ hỏi tiểu sử qua loa… và như vậy, nếu người có tiền sử mắc bệnh tâm thần họ không nói ra thì sẽ khó phát hiện.

Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải đưa bác sĩ chuyên khoa tâm thần tham gia vào việc khám sức khỏe lao động, hoặc quy định giấy khám sức khỏe tâm thần riêng biệt, nếu không sẽ để lại những hậu quả nặng nề.

Theo đó, thay vì chỉ hỏi qua loa tiểu sử tâm thần của người đến khám sức khỏe như hiện nay, thì bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ đánh giá người bệnh qua những bài test cụ thể.

Với việc khám tâm thần trong giấy khám sức khỏe chỉ cần kiểm tra theo thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu MMSE (mini–mental state examination hay còn gọi là Folstein test) là đủ.

tu vu bao ve sat hai be 6 tuoi: nhan biet benh nhan tam than qua bai test co ban - 4

Cần khám chuyên sâu sức khỏe tâm thần cho người dân trước khi đi xin việc.

Tại thang này người bệnh sẽ được đánh giá về định hướng, đánh giá khả năng ghi nhận (trí nhớ tức thì), đánh giá sự chú ý và tính toán, đánh giá khả năng hồi ức nhớ lại, đánh giá về ngôn ngữ, đánh giá khả năng tưởng tượng, trừu tượng…

Từ những đánh giá trên, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận theo thang điểm cụ thể, với các mức độ: Không có suy giảm nhận thức; suy giảm nhận thức nhẹ; suy giảm nhận thức vừa; suy giảm nhận thức nặng.

Chỉ khi được kiểm tra sức khỏe tâm thần kỹ lưỡng như vậy thì mới có thể phát hiện ra những người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, từ đó sẽ có những thăm khám chuyên sâu và điều trị kịp thời.

Còn trong trường hợp không được phát hiện kịp thời, những người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần sẽ để lại những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho gia đình, xã hội.

“Một số nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh tâm thần không được phát hiện và điều trị sẽ có nguy cơ làm gia tăng tội phạm bạo lực. Đặc biệt, hành vi bạo lực thường xảy ra đối với các thành viên trong gia đình hoặc một người gần gũi quen thuộc với người bệnh”, BS Thu cảnh báo.

THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN MMSE

Mini - Mental State Examination (MMSE)

Tên bệnh nhân:.............................................Tuổi.........Giới.........Nghề nghiệp............

Địa chỉ:......................................................Chẩn đoán...............Ngày làm test............

A. Đánh giá về định hướng: (nói đúng cho mỗi câu 1 điểm)

1. Hãy nói cho biết hôm nay là ngày thứ mấy?............................................................. □

2. Hãy nói cho biết tháng này là tháng mấy?................................................................  □

3. Hãy cho biết mùa này là mùa gì?..............................................................................  □

4. Hãy cho biết năm nay là năm nào?...........................................................................  □

5. Hãy cho biết đây là buồng (tầng nào)?.....................................................................  □

6. Hãy cho biết đây là ở đâu?.......................................................................................  □

7. Hãy cho biết đây thuộc quận (huyện) nào?..............................................................  □

8. Hãy cho biết đây là nước nào?.................................................................................. □

B. Đánh giá khả năng ghi nhận (trí nhớ tức thì):

Đọc tên 3 đồ vật bất kỳ (quả táo, cái bàn, đồng xu...) một cách chậm rãi, rõ ràng; sau đó yêu cầu bệnh nhân nhắc lại luôn (ghi 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng. Xin nhắc tên 3 đồ vật đó cho tới khi bệnh nhân thuộc được cả 3)............................................................ □

C. Đánh giá sự chú ý và tính toán:

- Yêu cầu bệnh nhân làm phép tính 100 - 7 liên tiếp (dừng lại sau 5 lần) (ghi 1 điểm cho mỗi lần trả lời đúng).....................................................................        □

- Nếu bệnh nhân không làm được 5 lần nghiệm pháp 100 - 7, yêu cầu bệnh nhân làm liệu pháp khác: đánh vần ngược 1 từ: HƯƠNG -> GNƠƯH. (Số điểm ghi bằng đúng theo thứ tự sắp xếp chính xác của từ)......................................................        □

D. Đánh giá khả năng hồi ức nhớ lại:

- Yêu cầu bệnh nhân nhắc lại tên 3 đồ vật đã nêu ở phần B. (cho 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.).................................................................................. □

E. Đánh giá về ngôn ngữ:

1. Gọi tên đồ vật: (cho 1 điểm cho mỗi lần gọi đúng tên đồ vật)

- Đưa bệnh nhân xem một chiếc đồng hồ và hỏi đó là cái gì?.....................................  □

- Đưa bệnh nhân xem một chiếc bút chì và hỏi đó là cái gì?.......................................  □

2. Nhắc lại một câu (đánh giá tính lưu loát trong ngôn ngữ)

Yêu cầu bệnh nhân nhắc lại câu "không thể, nếu, và hoặc nhưng, mãi" (nếu nhắc lại đúng hoàn toàn cho 1 điểm).................................................................................   □

3. Mệnh lệnh theo 3 giai đoạn:

Đưa một mảnh giấy trắng và yêu cầu bệnh nhân bằng một câu "Cầm lấy tờ giấy bằng tay phải, gấp đôi tờ giấy lại và đặt nó xuống sàn nhà". Ghi 1 điểm cho mỗi hành động đúng.................................................................  □

4. Đọc và làm theo sự chỉ dẫn:

Đưa bệnh nhân một tờ giấy to có ghi rõ một mệnh lệnh ("Hãy nhắm mắt lại"). Yêu cầu bệnh nhân đọc và làm theo: cho 1 điểm nếu làm đúng................................................... □

5. Viết:

Đưa bệnh nhân một tờ giấy trắng và yêu cầu bệnh nhân viết một câu bất kỳ (câu phải có chủ từ và động từ và phải có nghĩa, có thể sai về ngữ pháp, chính tả... cũng được). Cho 1 điểm nếu viết được..........................................................................................    □

F. Đánh giá khả năng tưởng tượng, trừu tượng:

Yêu cầu bệnh nhân vẽ lại một hình đã được vẽ sẵn, hình vẽ phải gồm 10 góc và phải có 2 góc lồng vào nhau. Cho 1 điểm nếu vẽ đúng............................................................  □

Tổng điểm:.........

Đánh giá: Không có suy giảm nhận thức :           ≥ 24    

                 Suy giảm nhận thức nhẹ          :           20 - 23

                 Suy giảm nhận thức vừa          :           14 - 19

                 Suy giảm nhận thức nặng        :           0 - 13

Theo Lê Phương (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment