Đau đầu
Tyramine là một loại axit amin gây ảnh hưởng đến giãn mạch máu và ngăn ngừa hấp thụ serotonin gây đau đầu. Tyramine không chỉ có trong rượu, cà phê mà cũng có rất nhiều trong chuối chín. Chuối càng chín, lượng tyramine càng cao và nguy cơ đau đầu cũng theo đó mà tăng lên.
Rối loạn tim mạch
Thiếu magie là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch, rối loạn nhịp tim và đột quỵ. Chuối là nguồn cung cấp magie dồi dào cho cơ thể, mỗi trái chuối chứa tới 29g magie. Tuy nhiên, thừa magie lại khiến cơ thể bị ngộ độc dẫn đến buồn ngủ, mệt mỏi và tiêu chảy.
Mẹ có thể cho bé ăn chuối trước khi đi ngủ để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nên tránh cho bé ăn chuối khi cần tỉnh táo trong một thời gian dài.
Thừa kali
Kali trong chuối giúp điều khiển mô cơ bắp, cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất cho cơ thể. Nếu thuờng xuyên bị chuột rút, ăn chuối có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng này. Một trái chuối chứa tới 400mg kali, kết hợp với kali trong thực đơn hằng ngày có thể dẫn đến “quá tải” kali. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều chuối trong một ngày để tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Ảnh hưởng thần kinh
Vitamin B6 trong chuối giúp cơ thể duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh và ổn định. Dù vậy, dư thừa B6 lại khiến cơ thể sản sinh ra độc tố, gây tổn hại hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay.
Gây buồn ngủ
Chuối có chứa tryptophan, một axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Carbohydrate trong chuối có thể ngăn chặn các axit amin khác do cơ thể chúng ta tiết ra để cho phép tryptophan vào não, từ đó tạo ra seratonin. Seratonin sẽ khiến trẻ có cảm giác buồn ngủ.
Đầy hơi và đau dạ dày
Đặc biệt, hàng ngày bé nhà bạn đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều chuối sẽ khiến dư thừa hàm lượng vitamin và khoáng chất quá cao. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến bé bị đầy hơi và đau dạ dày.
Ăn chuối đã tốt, chuối chín đốm đen càng tốt hơn. Đây chính là lý do người Nhật thường xuyên ăn chuối loại này.
No comments:
Post a Comment