Mùa lạnh nhiều người thường xuyên bị ho, chưa hết đợt này lại đến đợt khác, có người bị ho ròng rã cả tháng không khỏi.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, để phòng ho khi trời trở lạnh, mọi cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa. Khi bị ho, nên nghỉ ngơi; dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Vỏ cam, vỏ quýt được coi là khắc tinh của những cơn ho.
Bên cạnh đó, lương y Vũ Quốc Trung cũng giới thiệu những thực phẩm vàng mọi người nên ăn khi bị ho và phòng ho khi trời trở lạnh.
Gừng giảm ho hiệu quả
Gừng có tác dụng rất tốt, có khả năng ức chế sự co bóp của đường hô hấp. Nó giúp kích thích tiết chất nhầy, do đó giúp bạn giảm ho khan.
Cạnh đó, gừng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm sạch các chất độc khỏi cổ họng và đường hô hấp, vì thế giúp giảm ho.
Trong gừng có chất gingerols là hợp chất chống sưng viêm trong gừng giúp giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm các phản ứng dị ứng trong đường hô hấp vì nó có tính kháng histamine giúp đối phó với bệnh suyễn, hen phế quản khi trời trở lạnh.
Tỏi giúp dứt cơn ho
Theo Đông y, tỏi thuộc tính ôn (tính ấm), đi vào các phế kinh, thông được ngũ tạng, các lỗ huyệt, khử hàn ẩm, tránh khí độc, giảm sưng đau... Tỏi có tác dụng đặc biệt trong các bệnh ho, đặc biệt là ho hàn tính.
Có thể dùng bài thuốc như sau: Lấy vài tép tỏi cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê.
Chỉ sau 30 phút dùng hỗn hợp này, người bệnh sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Nên tiếp tục uống trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.
Hành trị ho hiệu quả
Theo Đông y, hành có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có thể dùng để chữa cảm sốt, phong hàn, tiêu chảy, trướng bụng, bí tiểu... Đặc biệt, từ xa xưa, ông bà ta đã trị ho bằng hành vô cùng hiệu quả.
Ngoài việc làm thức ăn, củ cải còn là vị thuốc quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản...
Củ cải trắng "khắc tinh" của ho
Ngoài việc làm thức ăn, củ cải còn là vị thuốc quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản... Củ cải trắng có tên thuốc là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử.
Theo Đông y, la bặc tử (hạt củ cải) vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm.
Bài thuốc chữa ho từ củ cải trắng: Củ cải trắng 1kg, quả lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Cách làm: lê gọt vỏ, bỏ hạt; củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng loại vào miếng vải thô sạch để vắt nước, xong để riêng.
Đổ nước củ cải, nước lê vào nồi, nấu đến sôi thì bớt lửa lại, nấu tiếp cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều và đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống, ngày 2 lần.
Tía tô
Tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Lá tía tô có tác dụng giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho, hen suyễn…
Vỏ quýt, vỏ cam
Theo Đông y, vỏ cam, vỏ quýt có tính hàn, trị ho, tan đờm, thông họng rất hiệu quả được, khuyến khích sử dụng. Vỏ cam (hay quýt được) phơi khô được sử dụng làm thuốc ho.
Mẹo chữa ho ngứa họng bằng vỏ cam nướng rất đơn giản: cam rửa sạch, ngâm vào nước muối để loại bỏ chất độc, rồi đem gọt vỏ và nướng trong 15 phút.
Mỗi ngày ăn từ 2-3 lần, mỗi lần 2 miếng bạn sẽ thấy cơn ngứa rát ở cổ họng được làm dịu đi nhanh chóng. Chỉ sau vài ngày cơn ho đã biến mất.
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và tấn công trẻ.
No comments:
Post a Comment