Infonet xin giới thiệu sơ lược bài bình luận của Forbes với tiêu đề “Việt Nam là quốc gia thành công nhất trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump” được đăng tải hôm 12/11.
Trong chuyến công du kéo dài 12 ngày tới châu Á, bắt đầu từ ngày 3/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia mạnh nhất châu Á. Ông đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và họ cư xử với nhau như những người bạn cũ nhưng không đạt được đột phá về các vấn đề quan trọng như thương mại hay Triều Tiên. Ông Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thảo luận về thương mại nhưng cũng không có bước tiến gì đáng kể.
Dù đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp trực tiếp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhưng có lẽ ấn tượng của ông đối với ông Duterte không được hoàn hảo cho lắm bởi ông Duterte đã nhiều lần chỉ trích nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy tay chào trước khi rời Hà Nội tới Manila hôm 12/11/2017.
Ấn tượng của ông Donald Trump đối với các nhà lãnh đạo châu Á vẫn đóng vai trò quan trọng bởi trước chuyến thăm, ông Donald Trump vẫn chưa thực sự rõ ràng về chính sách sắp tới đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Việt Nam lại rất thành công khi đạt được những kỳ vọng trước đó vào chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thứ nhất, ông Donald Trump đã khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Sau cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 12/11, ông Trump đã đưa ra lời đề nghị trong cuộc họp báo chung: "Nếu tôi có thể giúp, hãy vui lòng cho tôi biết. Tôi là một nhà hòa giải, và là một trọng tài rất giỏi".
Ông Donald Trump từng cho một số tàu hải quân Mỹ đi qua Biển Đông để chứng minh quan điểm rằng Mỹ luôn muốn duy trì tự do hàng hải bất chấp những lý lẽ không thể hiểu nổi của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ đón tiếp chính thức hôm 12/11/2017.
Lời khẳng định trên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Việt Nam cho thấy ông quan tâm đến sự quan ngại của Việt Nam và chắn chắn sẽ không bỏ mặc vấn đề Biển Đông.
Thứ hai, Việt Nam muốn Mỹ tiếp tục quan tâm đến thương mại tự do sau khi Mỹ rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Năm 2016, thương mại chiếm 89% trong tổng số 201 tỷ USD Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Ngành sản xuất các mặt hàng như phụ tùng xe hơi và đồ điện tử tiêu dùng đã đóng góp rất lớn trong việc giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6% mỗi năm kể từ năm 2012.
Theo tính toán của Washington, Việt Nam là một trong 12 thành viên trong TPP gốc do Mỹ dẫn đầu và Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
Ông Donald Trump dường như đã để tâm đến mong muốn trên của Việt Nam có lẽ vì Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã từng nhấn mạnh vấn đề đó khi ông thăm Washington hồi tháng Năm vừa qua. Do vậy, trong chuyến thăm tới Việt Nam hôm 11/12, ông Trump nói với Chủ tịch nước Trần Đại Quang rằng ông mong muốn thương mại hai chiều "công bằng và đối ứng" mặc dù thâm hụt thương mại Mỹ và Việt Nam đang nghiêng về phía có lợi cho Việt Nam.
Ông yêu cầu Việt Nam minh bạch hơn nhưng không phải để ngăn cản một thỏa thuận trong tương lai. Ông nói khu vực này nói chung "nên loại bỏ các hoạt động thương mại không công bằng”.
Theo Forbes, đề nghị trên của ông Trump là một sự ưu ái rất đáng kể dành cho Việt Nam bởi ông chủ trương đường lối "Nước Mỹ trên hết".
>> Xem thêm: Cô gái xinh như hoa hậu được vinh dự tặng hoa Tổng thống Donald Trump là ai?</a>
No comments:
Post a Comment