“Em không yêu con”
Chia sẻ với PV câu chuyện của mình, chị N.T.M, Hà Nội 24 tuổi cho biết, từ lúc mang thai, chị thường xuyên mất ngủ, ngại giao tiếp, lúc nào cũng nằm một góc giường.
Cố gắng gượng cho đến khi sinh bé được 1 tuần, chị M. càng mệt mỏi hơn, mất ngủ nhiều hơn. Chị cảm thấy không có chút tình cảm nào với đứa con dứt ruột mình đẻ ra. Chị M. ghét con, thậm chí chị còn có ý định tự tử cùng đứa con vừa sinh.
"Em bảo chồng, em bị làm sao ấy, em không yêu con, cứ dở dở thế này, đưa em đi khám thì chồng em bảo điên à? Chỉ có người điên mới phải đi khám", M kể.
Sau 2 tháng, M cho biết, bệnh của chị nặng lên, ý định tự tử xuất hiện nhiều lần trong đầu chứ không phải hiếm hoi như trước.
Lần này, chị M. mạnh dạn nói chuyện với mẹ chồng. May mắn, mẹ chồng chị thấu hiểu và đưa con dâu đi khám. Bác sĩ kết luận chị M. bị trầm cảm nặng.
“Từ lúc phát hiện bệnh, tôi hạn chế cho con dâu ngủ với con, thường xuyên trò chuyện với con. Nhờ tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nên tình trạng bệnh của con dâu tôi đã giảm bớt”, mẹ chồng chị M chia sẻ.
TS.BS. Lã Thị Bưởi, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục kể về trường hợp một phụ nữ sau sinh bị trầm cảm được bà điều trị.
Chị L. ở Hà Nội vừa sinh con được 2 tuần đã bỏ nhà lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) với ý định gieo mình xuống dưới vì lý do ghét con, không muốn gắn bó với đứa con mình đẻ ra.
Nghe một sư thầy khuyên về nhà đi, có người đang đợi, người phụ nữ này trở về nhà được chồng dẫn đi khám và điều trị trầm cảm. Sau 1 năm điều trị, chị đã khỏe trở lại và đi làm bình thường.
“Cháu nhìn thấy con cháu, cháu đã cười. Cháu đã cảm nhận được hạnh phúc khi có một đứa con”, chị L. chia sẻ với TS. Lã Thị Bưởi.
Nhiều phụ nữ thường xuyên cáu gắt và không cảm nhận tình yêu của mình với con
Người mẹ bị rối nhiễu tâm lý nặng
Chia sẻ với PV tại buổi Tọa đàm về trầm cảm sau sinh diễn ra ngày 30/8, ThS.Trần Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng cho biết, người mẹ bị rối nhiễu tâm lý nặng sẽ dẫn đến các hành vi nguy hiểm như ghét con, chối bỏ con, gây gổ với người thân, tự tử hoặc hại con.
Theo bà Hà, nếu nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như giảm tình thương với con hay đánh con, mâu thuẫn vợ chồng tăng lên, gây áp lực tâm lý nặng nề lên trẻ. Đứa trẻ sẽ bị suy nhược cả thể chất lẫn tinh thần, kém cảm xúc, quan hệ xã hội trục trặc hoặc trở nên hung hăng, bướng bỉnh.
Nguyên nhân của những rối nhiễu tâm lý khi cơ thể người mẹ trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt về nội tiết. Trong những ngày đầu sau sinh, sản phụ thường chịu nhiều đau đớn, khó chịu, lại phải thường xuyên chăm sóc con, đêm không được ngủ yên giấc; mối quan hệ với chồng cũng thay đổi. Đặc biệt là sau sinh con đầu lòng... cũng khiến sản phụ dễ bị rối nhiễu tâm lý. Do đó, nếu không nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ, gia đình, người mẹ có thể bị rối nhiễu tâm lý sau sinh.
Cũng theo bà Hà, phụ nữ có rối nhiễu tâm trí từ trước khi mang thai, nếu không được phát hiện và điều trị sẽ trầm trọng hơn khi mang thai và sau sinh.
ThS.Trần Thu Hà cũng đề xuất, cần đưa sàng lọc trầm cảm – lo âu vào quy trình khám thai thường quy và có hệ thống chuyển tuyến trị liệu.
Theo các chuyên gia, triệu chứng trầm cảm thời kỳ mang thai, sau sinh là lo âu, cảm giác sợ hãi lẫn lộn, bối rối, suy nghĩ kém rõ ràng, nhận thức thay đổi, run rẩy, tim đập nhanh, cảm giác tê hoặc ngứa ran, buồn nôn, ớn lạnh hoặc nóng bừng, thở gấp, hụt hơi, đau ngực, chóng mặt, toát mồ hôi…
Cũng như bao bà mẹ khác, tôi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sau sinh. Tại đây, tôi mới thấy được “phụ nữ...
No comments:
Post a Comment