Hình ảnh những con sán lá
Phù nề, đau bụng không biết bệnh gì
Chị Nguyễn Hải V. 34 tuổi, trú tại Hà Nam đã đi khám bệnh ở nhiều nơi nhưng bác sĩ không tìm ra bệnh.
Chị V. cho biết, chị thường xuyên bị đau bụng và đỉnh điểm nhất đó là bị phù nề người. Mặt, da của chị lúc nào cũng đỏ và sưng sưng ngứa. Chị đi khám được bác sĩ kê đơn thuốc trị mề đau nhưng bệnh không giảm.
Chị lại được chỉ định thải độc gan nhưng uống càng nhiều thuốc sức khoẻ càng tệ hơn. Chị V. đến bệnh viện Bạch Mai Hà Nội khám trong lòng luôn bất an vì đã đi khám tổng cộng 6 – 7 lần mà không ra bệnh.
Bác sĩ làm các xét nghiệm nhưng chỉ số xét nghiệm đều bình thường. Bác sĩ khuyên chị nên đi kiểm tra xét nghiệm ký sinh trùng và được bác sĩ chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng sán ruột. Bác sĩ kê thuốc sổ sán và thật kinh hoàng cả vốc sán ruột được đào thải ra ngoài.
Lục lại thói quen sinh hoạt, chị V. cho biết chị rất thích ăn rau sống và các loại rau sống thuỷ sinh như rau rút, rau cần cũng hay ăn tái có thể loại rau này nhiễm sán rồi trong quá trình ăn uống sán vào cơ thể, ký sinh và sản sinh trong cơ thể chị. Khi bệnh nặng mới có các biểu hiện.
Chị V. lo lắng quá về nhà đưa cả hai con đến kiểm tra sán vì cậu con trai sinh năm 2005 của chị mang đủ biểu hiện của sán ruột thì thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, ăn uống thất thường.
Theo GS Nguyễn Văn Đề - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm bệnh sán, ký sinh trùng cao trong đó có sán lá ruột.
Phòng khám của GS Đề hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân không mắc sán lá gan lớn thì sán lá ruột mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn các loại rau thuỷ sinh như rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống nước chưa nấu chín. Một vài loài rau khác cũng có khả năng nhiễm sán.
Bệnh có ở nhiều nơi
Theo GS Đề trong nghiên cứu của ông, sán lá ruột trưởng thành thu thập từ bệnh nhân khi điều trị tại các tính như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và An Giang. Đặc điểm khi sán trưởng thành hình chiếc lá ký sinh ở ruột non lợn hoặc người, sán đẻ trứng, trứng hình oval màu vàng nhạt
Theo chu trình của sán sán sẽ ký sinh trong ruột người và lợn, đẻ trứng, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, trứng nở ra ấu trùng lông, ấu trùng này chui vào con ốc. Từ ốc, chúng phát triển ra nhiều ấu trùng đuôi, những ấu trùng này làm tổ trong các thực vật thuỷ sinh và khi người hoặc lợn ăn các loại thực vật thuỷ sinh chưa nấu chín, có nang ấu trùng sán lá ruột, các ấu trùng này sẽ thoát vỏ và nở ra sán ruột ký sinh ở ruột.
Sau khoảng 3 tháng, sán lá ruột trưởng thành ký sinh trong ruột và đẻ trứng, trứng sẽ được bài xuất ra ngoài theo phân, nếu được rơi xuống nước sẽ phát triển thành ấu trùng lông và vào ốc thành bào ấu, khoảng 5 tuần sau thành ấu trùng đuôi bám vào các rau thủy sinh và có khả năng lây truyền bệnh.
Khi nhiễm sán lá ruột, ngoài những tổn thương tại ruột là nơi ký sinh của sán, những độc tố tiết ra từ sán sẽ gây rối loạn chung có thể làm phù nề toàn thân, tràn dịch ngoại tâm mạc, biến đổi tổ chức ở lách. Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm, bạch cầu toan tính tăng lên. Cũng như nhiễm sán lá gan lớn, khi nhiễm sán sau 2 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể kháng sán lá ruột trong huyết thanh của người bệnh.
Cách phòng bệnh sán lá ruột là không ăn sống thực vật thuỷ sinh, không cho lợn ăn rau sống thuỷ sinh và tẩy sán cho lợn, điều trị ca bệnh trong gia đình nhiễm sán.
Thói quen hay ăn những thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống… rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
No comments:
Post a Comment