Sống khổ hơn cả thời “chị Dậu”
Lấy nhau từ những năm 1960, hai vợ chồng cụ Nguyễn Thị Thả (sinh năm 1925, khu 1, xã Liên Phương, huyên hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) có với nhau được 3 người con, đó là Nguyễn Văn Long (SN 1966), Nguyễn Văn Luân (SN 1968) và Nguyễn Thị Thơm (SN 1974).
Nhưng không may mắn cả ba người con đều mắc bệnh tâm thần, không có gia đình, hiện đều đang sống cùng mẹ trong ngồi nhà dột nát.
Ba người con điên dại của cụ Thả đứng trước căn nhà tạm bợ.
Ông Nguyễn Văn Thọ (Trưởng khu 1, xã Liên Phương, huyên Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) cho biết: “Ngôi nhà này giờ yếu lắm, cứ hôm nào có mưa bão là người dân lại đến hỗ trợ cõng cụ Thả lên nhà hàng xóm tránh nạn, còn các con cụ đứa thì chui gầm gường, đứa thì nằm xó bếp”.
Thấy nhà có khách, người con gái tên Nguyễn Thị Thơm có vẻ tỉnh táo nhất trong 3 người, mời chúng tôi vào nhà uống nước. Hai người con trai còn lại, người thì lảng lảng đi ra sân, người thì cúi xuống gầm giường nơi người mẹ già đang nằm để chơi với con chó.
Người con trai thứ 2 suốt ngày chui xuống gầm giường chơi với chó.
Thấy vậy, chị Thơm lên tiếng: “Ông ý suốt ngày chỉ chó với mèo, mấy hôm nay con chó nó đẻ nên cũng không đi lang thang nữa, mà ở nhà thì chỉ chui gầm gường xem mấy con chó con thôi”.
Khi chúng tôi xin phép sang hỏi thăm cụ Thả đang nằm bất động trên giường, chị Thơm liền ngăn lại bằng những câu nói “nhát gừng: “Có nghe tiếng gì đâu mà thăm với hỏi. Mà mấy hôm nay bà cũng chẳng ăn được gì đâu mà cho”.
Cụ Thả giờ đã yếu và không biết có sống được qua năm nay không.
Theo lời kể của ông Thọ, gia đình cụ Thả thuộc diện đặc biệt khó khăn của địa phương và rất cần sự giúp đỡ của mọi người. “Bây giờ được mọi người cho ít chăn, màn, quần áo cũ để dùng nên còn đỡ, chứ thời điểm mùa đông năm trước, khi đến nhà cả gia đình phải ngủ với chiếc đệm được lót bằng rơm, đúng là hơn cả thời chị Dậu”, ông Thọ nói.
Mong ước nhỏ nhoi của những người con mắc bệnh thâm thần
Dù đã sống quá nửa đời người, nhưng cả ba người con của cụ Thả khi được hỏi về ước muốn hiện tại tất cả đều chỉ mong: “Được ăn một bữa thật ngon”.
Nồi cơm được nấu để sẵn trên bếp, ai đói người đó sẽ tự đi ăn.
Chị Thơm, người hàng ngày được “giao” nhiệm vụ nấu cơm cho cả nhà và chăm sóc mẹ chia sẻ: “Cả tháng nhà tôi mới được ăn thịt 1-2 lần, mỗi lần mua chỉ được vài lạng thôi, chủ yếu là cho mẹ ăn, còn lại mỗi anh em chia nhau được vài miếng.
Chị Thơm kể về cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Kể ra cũng thèm lắm chứ, nhưng làm gì có tiền mà mua. Tiền trợ cấp được mấy đồng thì phải để đong gạo và gửi dân làng mua thuốc cho mẹ mất rồi”.
Thức ăn hàng ngày chỉ có nồi canh rau, nên cả nhà chỉ mong được ăn một bữa thật ngon.
Chính cái đói, cái khổ đó nên chị Thơm và hai người anh của mình chỉ ước được ăn một bữa thật no và thật ngon.
“Hôm trước được người ta cho 10 quả trứng vịt, lâu không được ăn tôi mang rán hết lên để cả nhà “cải thiện” một bữa, rõ đầy một nồi thế mà chúng tôi cũng đánh bay hết”, chị Thơm khoe.
Còn anh Nguyễn Văn Luân (SN 1966), ngoài ước được ăn một bữa ngon, anh còn mong được lát nền đá hoa để lấy chỗ ngủ sạch sẽ. “Từ bé đến giờ tôi toàn ngủ trong nền bếp, giờ tôi chỉ mong được lát đá hóa để chỗ ngủ của mình mát, chứ mùa hè không có quạt nóng lắm”, anh Long vừa nói, vừa chỉ vào chỗ ngủ của mình.
Anh Luân ở bên nơi được gọi là giường ngủ.
Được biết, đó là câu nói “khôn nhất” từ trước đến nay của ông Luân, bởi ngay cả những người hàng xóm cận kề cũng chưa bao giờ nghe ông Luân nói như vậy.
Vừa nói dứt câu, ở giường kế bên, cụ Thả lại ho liên hồi từng cơn dài. Nghe thấy vậy, những người hàng xóm có mặt trong căn nhà thốt lên rằng: “Không biết cụ có qua được năm nay không”.
Cùng với câu nói đó là những ánh mắt nhìn về 3 người con cụ: "Rồi mai đây cụ mất đi, đàn con của cụ sẽ ra sao?”.
Theo Lê Phương (Khám phá)
No comments:
Post a Comment