Thói quen ngồi bệt hoặc ngồi xổm trên sàn trong khi ăn, mặc dù không phổ biến ở các nước phương Tây, nhưng ở một số nền văn hóa, người dân vẫn duy trì thói quen này.
Kiểu ngồi này có nguồn gốc từ yoga và mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
1. Là một hình thức tập luyện yoga
Ngồi bệt để ăn là hoạt động giống như bạn đang thực hiện một động tác yoga, có thể là Sukhasana, Swastikasana hay Siddhasana.
Mặc dù tư thế ngồi này trông có vẻ đơn giản và dễ dàng nhưng thực tế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Ví dụ, ở tư thế Sukhasana, bạn cần ngồi khoanh chân trong khi thẳng lưng, nâng xương sống và mở ngực. Hai chân được giữ gần như song song với bàn chân bên này ở dưới đầu gối chân bên kia. Đây là một tư thế giúp ổn định, thư giãn phần thân trên, cụ thể là vai và cổ.
Trên thực tế, một tư thế ngồi Sukhasana đúng mang lại cho bạn sự thoải mái cả về thể xác và tâm trí vì nó tác động rất lớn đến phần cốt lõi của cơ thể, với toàn bộ thân trước, hai bên sườn và lưng. Ngoài ra, nó giúp giảm bớt sự căng cơ.
Tóm lại, khi ngồi bệt như vậy, bạn đang cùng một lúc làm nhiều việc, vừa ăn vừa tập yoga.
2. Tăng cường hệ tiêu hóa
Ngồi bệt ăn theo tư thế bắt chéo chân rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thực hiện liên tục động tác cúi người ra phía trước để gắp thức ăn sau đó trở lại tư thế thẳng sẽ giúp các cơ ở bụng tiết ra dịch tiêu hóa, thúc đẩy sự phân giải thức ăn nhanh chóng.
Thêm vào đó, tư thế ngồi này cho phép tâm trí bạn bình tĩnh lại. Áp lực lên phần xương sống phía dưới tạo điều kiện thuận lợi cho việc thư giãn. Ngoài ra, tư thế này còn giúp các cơ có cơ hội được căng giãn và giảm nguy cơ cao huyết áp.
3. Tăng tuổi thọ
Thường xuyên đứng lên từ tư thế ngồi bệt mà không cần sự giúp đỡ có thể giúp bạn sống lâu hơn. Một nghiên cứu năm 2012 thực hiện trên những người từ 51-80 tuổi được công bố trên Tạp chí Phòng ngừa Bệnh tim ở Châu Âu (EJPC) cho biết khả năng này là một cách dự đoán tuổi thọ.
Nó cho thấy độ linh hoạt và sức mạnh của cơ thể, rất cần thiết để tránh các tai nạn, thương tích thông thường. Nếu một người cảm thấy khó khăn khi đứng dậy, nguy cơ tử vong của người đó trong vòng 6 năm tới sẽ tăng lên 6,5 lần.
4. Cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt
Tư thế ngồi bệt giúp giãn các cơ hông, đầu gối và mắt cá chân đồng thời làm tăng độ linh hoạt của xương sống, vai và ngực, giúp bạn tránh được một số bệnh nhất định.
Sức mạnh và tính linh hoạt này giúp bạn đứng thẳng mà không hề mệt mỏi vì mất sức và có thể bê vác vật nặng mà không bị đau lưng. Ngược lại, ngồi trên ghế trong nhiều giờ sẽ khiến lưng bị gù, cơ bụng yếu, hay đau hông...
5. Hỗ trợ chỉnh lại tư thế chuẩn
Tư thế đúng là rất quan trọng vì nó có thể giảm căng thẳng đối với một số cơ và khớp, đặc biệt là ở lưng và cổ.
Khi ngồi bắt chéo chân trên sàn, bạn phải phải tự động điều chỉnh tư thế của mình bằng cách giữ lưng thẳng, kéo giãn cột sống và đẩy vai về phía sau. Tư thế này giúp ngăn ngừa đau nhức do việc ngồi sai tư thế gây ra.
6. Cải thiện tuần hoàn máu
Khi bạn ngồi trên sàn nhà, máu sẽ dễ dàng được bơm từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể, ngược lại với việc ngồi trên ghế khiến chân quá thấp so với tim.
Ngoài ra, ngồi bệt cũng giúp tim khỏe mạnh hơn bằng cách giảm áp lực lên nó trong khi ăn. Tuần hoàn tốt đảm bảo rằng mọi bộ phận cơ thể đều nhận được dưỡng chất thiết yếu để hoạt động bình thường. Với những người hay gặp vấn đề về tuần hoàn thì càng nên ngồi bệt để ăn.
7. Hỗ trợ giảm cân
Ngồi bệt để ăn khiến cơ thể và tâm trí trở nên dịu lại, từ đó bạn sẽ tập trung vào việc ăn uống. Dạ dày sẽ gửi tín hiệu lên não cho biết khi nào thì bụng đã đầy, giúp tránh tình trạng ăn nhiều hơn cần thiết.
Hơn nữa, tư thế ngồi cũng khiến bạn ăn chậm hơn, giúp dạ dày và não có đủ thời gian nhận ra là bạn đã no.
8. Tăng cường kết nối giữa các thành viên
Ngoài những lợi ích sức khỏe nêu trên, ngồi ăn cũng là một cách để kết nối với các thành viên trong gia đình. Khi bạn ngồi ngang hàng với con, bạn sẽ dễ dàng hiểu được cảm xúc của chúng trong khi cơ thể và tâm trí mình được thư giãn.
Chỉ một chấn thương nhỏ khi đá bóng, hay mang vác nặng dựa trên yếu tố nguy cơ sẵn có đã khiến cho không ít người trẻ...
No comments:
Post a Comment