Buổi chiều cuối năm 2016, chúng tôi tìm đến nhà bà Bùi Thị Hồng Nhân (SN 1952) trú tại xóm 2, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) – Người đàn bà trở về sau 17 năm bị lừa bán sang xứ người, khiến dư luận rúng động một thời.
Nhưng thật bất ngờ, khi nghe con gái bà Nhân đau xót báo tin: “Mẹ chúng tôi vừa mới đoàn tụ với gia đình sau bao năm xa cách đằng đẳng thì nay bà đã ra đi vĩnh viễn rồi”.
Chị Nhị kể lại cuộc đời đầy tủi hờn của mẹ và mong muốn chia sẻ câu chuyện này tới mọi người để cảnh giác trước bọn buôn người.
Phận đời cay đắng của người phụ nữ mất tích bí ẩn
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ của mình, chị Nguyễn Hồng Nhị (43 tuổi - con gái đầu bà Nhân), gạt nước mắt kể lại phận đời chua xót của mẹ mình.
“Cái ngày đen tối khó quên đối với gia đình tôi chúng tôi đã xảy ra cách đây 17 năm, khi mẹ tôi bị người ta lừa bán sang xứ người. Lúc đó, tôi là con gái lớn trong nhà, một mình tôi thay mẹ chăm sóc, quán xuyến tất cả công việc thay cho mẹ. Nghĩ lại, tôi vẫn không tin chị em chúng tôi đã vượt qua giai đoạn khốn khó ấy như thế nào nữa.
Khi mẹ chúng tôi bị người ta dụ dỗ rồi bán sang Trung Quốc là năm 1997, thời điểm đó tôi vừa sinh cháu gái đầu lòng mới 2 tháng tuổi. Lúc mẹ tôi trở về, con gái tôi cũng tròn 17 tuổi. 17 năm tôi ngóng tin mẹ cũng là thời gian con gái tôi chưa hề được một lần được bà ngoại bế bồng”.
Chị Nhị kể lại câu chuyện mất tích bí ẩn 17 năm của mẹ mình : “Buổi chiều ngày 28/3/1997, khi mẹ đang ngồi trông cháu cho tôi tại nhà thì có một người hàng xóm tên là Nguyễn Thị Phán quê ở xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, lấy chồng về ở gần nhà gia đình chúng tôi, đến rủ mẹ đi nấu rượu thuê kiếm tiền ở tỉnh Hà Bắc, với những lời hứa hẹn về viễn cảnh tươi sáng cùng với mức lương 500 nghìn đồng/tháng(thời điểm năm 1997 là số tiền rất lớn tại vùng quê nghèo - NV).
Đây có thể là niềm vui lớn nhất của cuộc đời bà Nhân (người ngồi thứ 2, từ bên phải sang) khi bà được đoàn tụ với gia đình sau 17 năm xa cách.
Tuy rằng, niềm vui không kéo dài được bao lâu. Khoảng ít ngày sau đó, bà Phán lại gọi mẹ tôi sang nhà tiếp, lúc này tại nhà bà Phán có thêm một người phụ nữ nữa. Sau này, tôi nghe mẹ tôi kể lại, bà Phán có một người em gái tên là Hạnh.
Chị Hạnh này đon đả gợi chuyện với mẹ tôi, nói rằng, hiện tại ở ngoài Hà Bắc người ta đang cần người dạy nấu rượu, chị cố gắng thu xếp chuyện gia đình đi với em một chuyến kiếm tiền.
“Hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó rất khó khăn, việc ruộng đồng đã xong xuôi nên mẹ tôi nghĩ cố gắng thu xếp ổn thỏa rồi đi ít tháng kiếm tiền phụ thêm cho gia đình bớt cảnh cơ cực…” chị Nhị nhớ lại.
Sau đó, như để minh chứng cho lời nói của mình, Hạnh đến nhà chúng tôi với nồi nấu rượu mang theo người và bảo mẹ tôi thu xếp quần áo nhanh lên, hai chị em mình ra Hà Bắc nấu rượu.
Hai người bắt xe ra Hà Bắc, khi đến bến xe thì chị Hạnh bảo mẹ tôi ngồi chờ, mẹ tôi thấy chị Hạnh chạy đi đổi tiền. Sau này, sang bên Trung Quốc mẹ tôi mới biết là Hạnh đi đổi tiền Việt sang tiền Trung Quốc.
Sau đó, Hạnh và mẹ tôi tiếp tục bắt xe đi tiếp, mẹ tôi có hỏi sao đi mãi mà chưa thấy đến nơi thì Hạnh im lặng không trả lời, xe chạy ròng rã suốt một ngày đêm thì đến biên giới Việt – Trung.
Đến bến xe ở bên Trung Quốc thì Hạnh bảo mẹ tôi xuống xe và 2 người tiếp tục đi bộ, mẹ tôi lại hỏi đây là sang Trung Quốc rồi không phải đi Hà Bắc nấu rượu nữa thì Hạnh đáp cụt lủn: “chúng ta đang ở Trung Quốc rồi, sang đây cũng nấu rượu được…”
Nhà mới chưa ở sao mẹ lại bỏ chúng con?
Chị Nguyễn Thị Giang (con gái út của bà Nhân), kể lại: “Năm 2013, ngày mẹ quay trở về sau 17 năm lưu lạc tại xứ người, anh chị em chúng tôi và bà con làng xóm dường như không tin đấy là sự thật".
Chị Nhị và chị Giang nức nở khi kể về cuộc đời của mẹ.
Thế nhưng, vừa mới đoàn tụ với gia đình sau 17 năm, mẹ lại một lần nữa rời bỏ anh em chúng tôi đi mãi.
“Sau khi mẹ về, được sự giúp đỡ của bà con lối xóm, chính quyền, các tổ chức từ thiện, chúng tôi đã xây cho mẹ một ngôi nhà mới khang trang để mẹ dưỡng tuổi già”.
Nào ngờ, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, sau một giấc ngủ dài, mẹ chúng tôi đã vĩnh viễn ra đi không lời từ biệt, giống như cách đấy 17 năm, nhưng lần này chúng tôi biết chắc chắn rằng mẹ đã rời xa chúng tôi rồi.
“Khi mẹ về Việt Nam, mẹ có tâm sự với chúng tôi, ngày trước ở bên Trung Quốc, mẹ có nhặt được một đứa bé gái bị bỏ rơi ở bên đó nhận làm con.
Sau này, khi mẹ về về Việt Nam và mất thì không hiểu tại sao, đứa bé gái đó (tròn 17 tuổi, coi bà Nhân như mẹ ruột) biết được thông tin mẹ qua đời thì đã đánh đường về tận đây để thắp hương cho mẹ chúng tôi.” Chị Giang nhớ lại.
Chị Giang ứa nước mắt kể, ngày mẹ chị ra đi rồi mất tăm, không một tin tức, bố và mấy anh em nhiều lần đi "đòi người" từ bà Phán (chị em với bà Hạnh dẫn bà Nhân sang Trung Quốc) không thành nên bố sinh ra buồn bực, chán nản đổ bệnh rồi mất.
Ngôi nhà của bà Nhân được các tổ chức từ thiện và bà con làng xóm cùng với gia đình xây dựng nhưng bà vẫn chưa được hưởng niềm an ủi cuối đời đó.
"Những năm đầu, cả nhà chúng tôi như điên dại, không còn tha thiết gì đến cuộc sống, cứ đi hỏi han thông tin của mẹ, đi cầu trời, khấn phất khắp mọi nơi nhưng rồi cũng chẳng có tin tức gì. Mọi người thật sự đã vắt kiệt sức tìm kiếm mà vẫn bất lực.
Người gây nên cảnh gia đình chúng tôi ly tán, khốn khổ suốt 17 năm này là bà Hạnh. Bố mất, mẹ con, bà cháu phân ly cũng chỉ vì những kẻ buôn người như bà Hạnh.
"Chúng tôi hi vọng Công an sẽ sớm điều tra tìm ra chị em bà Hạnh và Phán để trừng trị đích đáng", chị Giang nói.
This article passed through the Full-Text RSS service - if this is your content and you're reading it on someone else's site, please read the FAQ at fivefilters.org/content-only/faq.php#publishers.
Recommended article: The Guardian's Summary of Julian Assange's Interview Went Viral and Was Completely False.
No comments:
Post a Comment