Thursday, September 6, 2018

Người thầy 30 năm cùng học sinh chui túi nilon đến trường: “Mạng sống và con chữ mong manh quá!”

Trong mùa lũ, không chỉ học sinh mà ngay cả các thầy cô giáo cũng phải chui túi nilon hoặc đi bằng bè, mảng qua sông để đến được trường.

Hình ảnh học sinh vượt suối bằng túi nilon đến trường trong ngày 5/9.

Trong ngày khai giảng năm học mới, ngoài những học sinh xúng xính cờ hoa, tươi cười bên bố mẹ, thầy cô, bạn bè khi đến trường, ở đâu đó vẫn còn những hình ảnh ngôi trường đổ nát do mưa lũ, thầy trò phải khai giảng bên bờ suối, hoặc học sinh qua suối đến trường bằng túi nilon.

Học sinh chui túi nilon vượt suối dữ đến trường dự khai giảng được xác định là ở bản Huổi Hạ, xã Na Sang, Mường Chà, Điện Biên. Lãnh đạo huyện Mường Chà xác nhận thông tin trên là đúng sự thật.

Hình ảnh học sinh đi học bằng túi nilon qua suối là ở tỉnh Điện Biên.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo huyện này cũng cho biết, việc học sinh đến trường bằng túi nilon chỉ diễn ra vào mùa mưa, còn mùa khô suối cạn học sinh có thể đi bộ được.

Thực tế, không chỉ có học sinh mà ngay cả các thầy cô giáo, người dân trong bản Huổi Hạ mỗi khi muốn qua sông đều phải chui túi nilon, hoặc dùng bè nứa để di chuyển.

Thấy Quý xót xa khi thấy học sinh đi học bằng túi nilon.

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Minh Quý - Giáo viên trường Tiểu học số 1 Na Sang, người có 30 năm làm công tác giảng dạy tại trường cũng thừa nhận điều này và bản thân thầy, cũng như nhiều thầy cô giáo khác đã nhiều lần phải đến trường theo cách đó.

Thầy Quý cho biết, có lẽ không có ở đâu các thầy cô giáo và học sinh đi dạy và đi học lại khó khăn như ở bản Huổi Hạ. Bởi qua con suối nước chảy cuồn cuộn mới chỉ là bước chặng đường đầu tiên, sau đó các thầy cô, học sinh phải đi bộ 20km nữa mới đến được điểm trường.

Không chỉ học sinh, các thầy cô giáo cũng phải qua sông theo cách này.

“Chúng tôi cắm chốt ở đây thường phải 1 tuần hoặc nửa tháng mới được về với gia đình. Nếu cuối tuần trời mưa, tất cả đều phải ở lại vì có đi cũng không thể về được đến nhà. Tận mắt chứng kiến các em đánh cược mạng sống của mình để đi học con chữ, tôi vô cùng xót xa nhưng tôi cũng chẳng biết phải làm gì để có thể thay đổi được nó”, thầy Quý rơm rớm nước mắt chia sẻ.

Đi lại khó khăn, đã không ít học sinh từ bỏ việc đến trường.

Việc đi lại đã khó khăn, cuộc sống của các em cũng bữa đói bữa no, nên không ít em đã nghỉ học giữa chừng. Khi đó, các thầy cô lại phải đến tìm hiểu động viên an ủi để các em trở lại trường học.

Trước thực tế đang diễn ra hàng ngày, thầy Quý chỉ mong có được một cây cầu bắc qua suối để các em đến trường được dễ hơn và không phải đánh cược mạng sống của mình trên hình trình đi tìm con chữ.

Trưởng bản Huổi Hạ Vừ A Giống chia sẻ về những khó khăn vất vả của người dân

Anh Giống hy vong một ngày gần nhất sẽ có cây cầu bắc qua suối.

Trưởng bản Huổi Hạ Vừ A Giống cho biết, cả bản anh có khoảng 500 nhân khẩu, ở trong bản có hai điểm trường mầm non và tiểu học. Tuy nhiên, các cháu từ lớp 4 trở lên đều phải ra trường ở trung tâm xã cách bản 20km đường rừng để học.

“Vào mùa mưa như hiện nay, nước lớn tràn về, bè mảng cũng không thể qua sông. Bởi vậy, phương tiện duy nhất là cho các cháu vào trong túi nilon bơi qua suối dữ đến trường”, anh Giống chia sẻ.

Mọi người dân ở bản Huổi Hạ đã quá quen với cảnh đưa con qua sông đi học.

Họ biết là khó khăn nhưng không còn cách nào khác.

Biết là nguy hiểm, nhưng anh Giống và những người dân nơi đây không còn cách nào khác. “Đi mãi thành quen, dù biết là nguy hiểm nhưng để con em mình biết chữ thì phải chấp nhận đánh cược thôi, chứ làm gì còn phương án nào”, anh Giống nói.

Sốc cảnh học sinh chui túi nilon qua sông dự khai giảng

Do không có cầu đi lại, các em học sinh được người lớn sử dụng túi nilon buộc chặt và đưa đẩy qua sông.

Theo Lê Phương (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment