Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Thu Hải (Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108) |
Mặc dù mỡ thừa luôn là kẻ thù đáng ghét với nhiều chị em phụ nữ, nhưng trong mô mỡ có nhiều tế bào tốt có khả năng tái sinh các tổ chức bị lão hóa. Vì vậy, cấy mỡ tự thân là một kỹ thuật đang được quan tâm trong thời gian gần đây với việc giúp vùng được cấy mỡ trở nên trẻ trung, làm đầy phần hóp trên mặt hay cơ thể. Tuy nhiên còn nhiều chị em thắc mắt cấy mỡ tự thân là gì, có gây đau đớn hay nguy hiểm gì không.
Đáp ứng nhu cầu đó, Chuyên mục Làm đẹp đã mời Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hải, hiện đang phụ trách Phòng Laser - Phẫu thuật thẩm mỹ - Khu khám và điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 với 20 năm kinh nghiệm, đã từng được đào tạo tại Hàn Quốc và Đài Loan, tham gia trò chuyện và chia sẻ những kiến thức về phương pháp cấy mỡ tự thân.
Bác sĩ Lê Thị Thu Hải (ở giữa) cùng NSND Lê Khanh.
1. Thưa Chuyên gia (CG), hiện nay cấy mỡ tự thân đã được biết đến khá phổ biến như một phương pháp “trẻ hoá" cơ thể phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Vậy, CG có thể cho độc giả cái nhìn khái quát và dễ hiểu nhất về phương pháp này không ạ?
Ví dụ như những bệnh nhân mặt hốc hác hay nhiều nếp nhăn sâu thì có thể làm đầy bằng phương pháp cấy mỡ vào lớp mỡ dưới da vùng teo lõm hoặc vùng có nhiều nếp nhăn. Da khi đó sẽ trở nên căng và đầy đặn hơn, do vậy phương pháp cấy mỡ này được gọi là quá trình trẻ hóa.Cấy mỡ tự thân có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ:
- Chất liệu tự thân nên không có hiện tượng đào thải chất liệu, tính an toàn cao.
- Kỹ thuật thực hiện tương đối an toàn và nhẹ nhàng, tỉ lệ biến chứng rất thấp.Tuy nhiên cũng giống các phẫu thuật khác, cấy mỡ tự thân cũng có nhưng tai biến và biến chứng như:
- Chảy máu, nhiễm trùng nếu không chăm sóc hậu phẫu đúng cách.
- Tỉ lệ tế bào mỡ sống sau phẫu thuật có tỉ lệ nhất định (30-40%/1 lần cấy ghép). Chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn, có sự tăng trưởng và teo ngót giống như các tế bào mỡ tại các vùng khác trên cơ thể.
2. Thưa CG, phương pháp cấy mỡ tự thân dùng để làm gì? Và có thể ứng dụng làm đẹp ở những bộ phận nào trên cơ thể?
3. Để có kết quả thẩm mỹ cao và an toàn, lượng mỡ lấy ra cần tuân thủ theo những điều kiện nào?
Để có kết quả thẩm mỹ cao và an toàn, lượng mỡ lấy ra cần tuân thủ những điều kiện sau:
- Đảm bảo vô trùng
- Kích thích và duy trì tỷ lệ tế bào mỡ sống cao nhất (ít tế bào mỡ bị tổn thương) người ta có thể kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu hoặc cấy ghép cùng tế bào gốc tự thân…
4. Không như những phương pháp khác sử dụng sụn nhân tạo, silicon để làm đầy. Theo thời gian, liệu mỡ tự thân có để lại biến chứng gì hay không?
Theo thời gian, tế bào mỡ tự thân được cấy ghép cũng giống như các tế bào mỡ khác trong cơ thể cũng có khả năng tăng trưởng quá mức và teo ngót như nhau.
5. Mỗi ca PTTM cấy mỡ tự thân thành công sẽ giúp khách hàng duy trì nét tươi trẻ trong bao lâu?
6. Sau thời gian phẫu thuật, vùng sử dụng mỡ tự thân có cần sử dụng dụng cụ gì hỗ trợ không thưa CG?
Phương pháp cấy mỡ tự thân không xâm lấn, không gây đau đớn và chảy máu nên sau phẫu thuật không cần dùng dụng cụ hỗ trợ gì.
7. Nhiều thông tin cho rằng bơm mỡ tự thân như nâng ngực an toàn hơn phương pháp sử dụng nguồn liệu nhân tạo từ ngoài vào. CG nghĩ gì về ý kiến này?
Bơm mỡ tự thân hoặc dùng các chất liệu nhân tạo đều có những ưu nhược điểm nhất định.
- Dùng chất liệu nhân tạo: tạo được hình thể và khối lượng trong một lần phẫu thuật tuy nhiên có tỷ lệ không thích ứng chất liệu, gây viêm rò hoặc hiện tượng co bao xơ quanh túi độn gây đau và làm hình thể ngực không đẹp, đều.
- Bơm mỡ tự thân: tạo hình về hình dáng khó khăn hơn. Khối lượng cấy ghép cho 1 lần có giới hạn nhất định và tỷ lệ tế bào mỡ sống sót trong 1 lần cấy ghép cũng chỉ tương đối. Bên cạnh đó tỷ lệ chảy máu nhiễm trùng cũng giống như các phẫu thuật khác.
8. Thưa CG, về lâu dài phương pháp này có thể dẫn đến biến chứng gì và có những dấu hiệu nào để nhận biết những vấn đề ấy?
Biến chứng của phương pháp này phụ thuộc vào tế bào mỡ sống như thế nào, nhưng nhìn chung không có trường hợp nào nghiêm trọng.
9. Đối với vấn đề bơm mỡ tự thân, bệnh nhân có cần kiêng khem hay hạn chế những loại thức ăn, hoạt động nào không thưa CG?
Bệnh nhân chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, tránh sờ nắn sau khi phẫu thuật; không cần kiêng khem thức ăn gì.
10. Xin CG cho biết thêm về thời gian hồi phục sau phẫu thuật là bao lâu? Khi nào người cấy mỡ tự thân có thể sinh hoạt bình thường và cần ở lại bệnh viện bao lâu để phục hồi?
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật:
- Phẫu thuật thường được tiến hành gây tê tại chỗ, vì vậy sau phẫu thuật bệnh nhân có thể về nhà ngay và sinh hoạt bình thường, chú ý tránh sờ nắn, động chạm mạnh tại vùng phẫu thuật.
- Thời gian hồi phục giống như các phẫu thuật khác: Sưng nề tại chỗ sẽ giảm dần, cắt chỉ sau 7 ngày (nếu có) và vùng cấy ghép sẽ mềm mại và hồi phục như các tổ chức khác sau 3-6 tháng.
11. Liệu sau phẫu thuật, vết hút mỡ từ nguồn mỡ như bụng, đùi có để lại sẹo đáng kể và ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ lâu dài không ạ?
Nguồn lấy mỡ cũng như vùng trên không để lại sẹo trừ vị trí cho kim vào (khoảng 3-5mm trùng với nếp lằn da). Người thực hiện sẽ tùy theo kỹ thuật và số lượng mỡ lấy mà không làm biến dạng vùng lấy mỡ. Bệnh nhân cũng có thể chọn dịch vụ kết hợp thẩm mỹ làm giảm lượng mỡ vùng bụng, đùi; sau đó lấy tế bào mỡ này để cấy ghép bồi phụ vào các vùng khuyết thiếu.
12. Đối với những bệnh nhân thực hiện cấy mỡ để tiêm vào mặt như má, trán,... Xin CG cho biết những lưu ý nào bệnh nhân cần tuân theo để tránh tạo nếp nhăn?
13. Nhiều trường hợp khi bơm mỡ tự thân vào mặt để làm đầy, chỉ một thời gian ngắn lại gầy như trước. Vậy nguyên nhân là do đâu, cơ địa bệnh nhân hay tay nghề bác sĩ thưa CG?
Nguyên nhân gây ra điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Kỹ thuật lấy mỡ và cấy ghép duy trì tỷ lệ tế bào mỡ sống cao nhất.
- Đáp ứng tùy từng bệnh nhân vì tế bào mỡ cấy ghép sống tương tự các tế bào mỡ các vùng khác trên cơ thể, có thể tăng khi bệnh nhân tăng cân và giảm khi bệnh nhân giảm cân.
No comments:
Post a Comment