1. Có thể sẽ phải thay đổi tư thế ngủ vào những tuần đầu hậu phẫu thuật
Trên thực tế, việc đầu tiên mà bạn cần lưu tấm chính là thay đổi tư thế ngủ. Hậu phẫu thuật, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn nên ngủ trong tư thế nằm ngửa từ 4-6 tuần đầu. Nếu nằm sấp hoặc nghiêng, túi độn sẽ bị dịch chuyển và làm cho khuôn ngực lệch, đau nhức triền miên.
Suốt khoảng thời gian đầu hậu phẫu, bạn có thể sẽ chỉ ngủ ngồi để giữ cho bầu ngực không bị lệch và cảm giác khó thở không hành hạ bạn.
Tuy nhiên, khi ngủ bạn sẽ khó kiểm soát được bản thân có giữ được tư thế đó hay không nên nhiều chị em phải chịu cảnh ngủ ngồi. Ngoài ra, tư thế nằm ngửa nhiều lúc cũng sẽ gây ra cho bạn các cảm giác như tức ngực, khó thở. Vì vậy, ngủ ngồi sẽ giúp bạn hô hấp tốt hơn cũng như tránh vận động mạnh.
2. Cần bình tĩnh trước những cơn đau nhức
Sau khi phẫu thuật ngực, hầu hết chị em đều luôn có cảm giác mệt mỏi, đau nhức hay thậm chí căng tức. Vài ngày đầu, vết mổ sẽ có khả năng bị bầm và sưng, do đó việc đi lại nhiều tránh nằm yên một chỗ sẽ giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn.
Những cơn đau tức đi kèm với hội chứng sau phẫu thuật ngực là điều bạn không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, những cơn đau tức này sẽ phụ thuộc phần lớn vào thể tích túi nâng ngực của bạn. Nếu lựa chọn túi nâng ngực quá lớn so với cơ thể, cơn đau sẽ càng kéo dài và nặng hơn. Bởi thể tích của các túi này sẽ làm cho các mô của cơ bị thể bóc tách. Sau một giấc ngủ, bạn sẽ tỉnh dậy với cơn đau buốt và kèm theo đó là cảm giác khó thở. Hãy bình tĩnh và tuân thủ các chỉ dẫn, lịch tái khám của bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
3. Tuyệt đối nói không với các thể loại vận động mạnh
Khi vận động mạnh hoặc sử dụng quá nhiều lực, túi đặt ngực của bạn sẽ dễ bị lệch và di chuyển vào những vị trí không mong muốn. Ngoài ra, nếu vận động quá mạnh, các chất dịch trong khoang túi đặt ngực sẽ chảy ra hay nghiêm trọng hơn là sẽ làm cho vết thương chảy máu bên trong. Điều này vô cùng nguy hiểm vì bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Vận động mạnh không chỉ làm cho phần ngực lệch đi mà còn gây ra các biến chứng từ trong khoang túi ngực vô cùng nguy hiểm.
Do đó, thời gian hậu phẫu thuật ngực trong vòng 4 đến 6 tuần, bạn được khuyên không tham gia các hoạt động thể thao, bài tập cơ ngực, không sử dụng máy hút bụi và làm các công việc nặng nhọc trong nhà.
4. Chung sống với áo ngực định hình chuyên dụng
Thông thường sau phẫu thuật, bạn sẽ được khuyên nên "thả rông" vòng 1 để khuôn ngực được định hình một cách tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra, điều đó sẽ giúp giảm bớt các cơn đau không mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thể quen được với điều đó, hãy chuẩn bị cho mình một chiếc áo định hình ngực chuyên dụng dành cho người phẫu thuật ngực.
Sử dụng áo định hình chuyên dụng cho vòng 1 hậu phẫu thuật sẽ không làm ảnh hưởng tính thẩm mỹ về sau của khuôn ngực.
Ngoài ra, hãy nói không với áo chui đầu vì khi giơ tay lên cao để mặc áo, vết thương sẽ dễ bị ảnh hưởng. Ngay cả áo nịt ngực cũng cần nên tránh xa nếu bạn không muốn khuôn ngực trở nên lệch và gây mất thẩm mỹ về sau.
5. Ghi nhớ những lời khuyên của bác sĩ để tránh biến chứng
Hậu phẫu thuật, vòng 1 có rơi vào tình trạng biến chứng hay không đều sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như chất liệu độn, tay nghề bác sĩ và quá trình phẫu thuật có sơ sót gì hay không. Do đó, bạn cần nên lựa chọn các địa chỉ làm đẹp uy tín nếu không muốn “tiền mất tật mang”.
Trước khi phẫu thuật, hãy tìm hiểu những biến chứng có khả năng xảy ra để chuẩn bị cho mình những trường hợp đề phòng tốt nhất.
Hậu phẫu thuật, chắc chắn bạn sẽ gặp những áp lực tâm lý vì lo lắng và không thoải mái v do “vật thể lạ” sẽ kéo dài đến cả thời gian rất lâu “trùng tu”. Tuy nhiên, cần bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
No comments:
Post a Comment