Chiều 30.7, chị L.T.Y (SN 1992, quê Bình Định) đã đến nhà chồng sắp cưới của mình là anh Nguyễn Khắc Long tại thôn Lương Điền (Hải Sơn, Hải Lăng, Quảng Trị).
Chị Y khóc ngất trước sự ra đi của chồng sắp cưới.
Ngồi bệt bên quan tài của chồng sắp cưới, chị Y khóc nghẹn: “Anh ơi về với em, anh Long ơi về với em”. Tiếng khóc xé lòng của chị Y càng làm cảnh tang thương thêm bi thảm đến nhói lòng.
Người thân của gia đình chú rể cho biết, chị Y và anh Long đều làm việc tại Bình Dương. Cả hai yêu nhau đậm sâu, đã tiến hành hôn lễ tại Bình Dương, ra mắt bạn bè vào ngày 22.7. Ngày 30.7 dự định cưới ở nhà cô dâu tại Bình Định, và ngày 2.8 cưới ở nhà chú rể.
Nhận được hung tin, chị Y tức tốc ra Quảng Trị để nhìn mặt chồng sắp cưới của mình lần cuối.
Trước đó, như đã đưa tin, vụ tai nạn thảm khốc xảy ra lúc 2h15 ngày 30.7, trên tuyến QL1A đoạn qua thị trấn Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 13 người tử vong, 4 người bị thương nặng.
Được biết, xe ôtô gặp nạn đang chở gia đình chú rể từ xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào đón dâu tại Bình Định.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, ôtô BKS 75B-000.52 chạy hướng Quảng Trị đi Bình Định khi đến địa điểm trên đã xảy ra va chạm với container đi chiều ngược lại BKS 51D-411.21, kéo theo rơ moóc BKS 51R-215.75.
Sau vụ tai nạn, 10 người đã tử vong tại chỗ, 3 người tử vong trên đường đến bệnh viện, trong đó có cả chú rể.
Trong vụ tai nạn này, chủ yếu là các cặp vợ chồng thân thích với chú rể, có gia đình đến tận 4 người chết.
Hiện tại, chính quyền, nhân dân địa phương đang tập trung lo hậu sự cho các nạn nhân xấu số.
>> Xem thêm: Vụ tai nạn 13 người chết ở Quảng Nam: Nhói lòng đám cưới dở dang của cô dâu trẻ
Hy hữu: Vợ đi nước ngoài làm việc, chồng ở nhà ly hôn không ai biết
Mới đây, Báo Gia đình & Xã hội nhận được Đơn đề nghị của chị Hà Thị H. (SN 1987), trú tại thôn La Khê, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang (Hải Dương) về việc trong thời gian chị lao động ớ nước ngoài, ở nhà chồng là Hà Văn T. (SN 1982) làm giả giấy tờ ly hôn và hiện tại TAND huyện Ninh Giang đã ban hành Quyết định li hôn đồng thuận vào ngày 3/1/2018.
Theo đơn phản ánh của chị H., năm 2008, chị và anh T. đăng ký kết hôn tại UBND xã Ninh Thành, sau đó được 2 bên gia đình tổ chức lễ cưới, có sự chứng kiến của dòng tộc và người thân, bạn bè.
Chị H. bất ngờ trước Quyết định ly hôn đồng thuận của TAND huyện Ninh Giang trong khi chị đang ở nước ngoài và không hề hay biết. Ảnh: Đ.Tùy
Thời gian này, chị H. công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ninh Giang, còn anh T. lái xe thuê trên TP. Hải Dương. Đến năm 2009 và 2014, vợ chồng chị sinh được 2 người con gái.
Do công việc tại bệnh viện không được thuận lợi cho nên chị H. bàn với chồng mượn tiền đi xuất khẩu lao động. Đến tháng 8/2016, chị sang Đài Loan lao động và theo hợp đồng đến tháng 8/2019 hết hạn.
Do chị H. và phía bệnh viện còn một số quyền lợi chưa được giải quyết xong. Vì vậy, chị viết giấy ủy quyền có nội dung: “Mọi công việc ở nhà giao cho anh Hà Văn T. (chồng) có quyền tự giải quyết”. Đồng thời, để lại toàn bộ giấy tờ cá nhân (CMTND, giấy kết hôn….) ở nhà do anh T. quản lý.
Chị H. cho biết: “Trước khi đi sang nước ngoài làm việc, vợ chồng tôi thỏa thuận, số tiền tôi làm gửi về nước sẽ trả nợ, còn tiền chồng làm sẽ để nuôi 2 con. Đặc biệt, giữa 2 vợ chồng không xảy ra mâu thuẫn hay cãi vã cũng như hiểu lầm nhau”.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, chị H. nhận thấy chồng mình có nhiều biểu hiện bất thường khi gọi điện thoại không nghe, nhắn tin không trả lời. Nếu có nghe máy thì nói những lời khó chịu để chị gây gổ, cãi nhau.
>> Xem thêm: Chuyện lạ Hải Dương: Vợ đi nước ngoài, chồng ở nhà ly hôn không ai biết
Chuyện kỳ lạ xung quanh hai chiếc giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi
Câu chuyện về hai chiếc giếng cổ tồn tại cả ngàn năm ở thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên khiến ai nghe cũng tò mò, ngỡ ngàng. Trong những ngày cuối tháng 7/2018, chúng tôi có dịp về thôn Tam Kỳ “ mục sở thị” hai chiếc giếng cổ này.
Chiếc giếng cổ ở gần cổng làng thôn Tam Kỳ
Đường vào thôn Tam Lỳ được trải bê tổng phằng lỳ hai bên đường là hàng cây xanh xòa tàn rợp bóng mát. Ngay đầu làng là chiếc cổng làng mang đâm nét cổ kính, rêu phong. Nhìn sang phải thấy một chiếc giếng cổ có đường kính khoảng 1m.
Ông Vũ Như Lân, bí thư thôn Tam Kỳ cho biết, đây cũng chính là chiếc giếng cổ mới được dân làng Tam Kỳ khôi phục lại cách đây vài năm. Mở nắp đậy, ông Lân giới thiệu về chiếc giếng cổ có nguồn nước xanh trong, in đậm màu trời: “Chiếc giếng cổ này có đường kính 1m, độ sâu gần 14m. Những viên gạch làm thành giếng là loại “gạch thất”, từng vòng xếp so le nhau. Miệng giếng có 3 tầng đá xanh với những khối đá tròn xếp lên nhau”.
>> Xem thêm: Chuyện chưa từng kể về hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi
No comments:
Post a Comment