Tuesday, November 7, 2017

Tin tức 24h: Bỏ sổ hộ khẩu, con em tỉnh lẻ liệu có được học trường công ở Hà Nội?

Bộ Công an họp báo việc bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh thư

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 112, trong đó có thông qua phương án bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.

Thông tin này nhanh chóng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều người đặt câu hỏi sau khi bỏ sổ hộ khẩu thì con em của người dân đến từ các tỉnh lẻ (chưa có hộ khẩu) có được nhập học tại các thành phố như Hà Nội, TP.HCM… hay không?

 tin tuc 24h: bo so ho khau, con em tinh le lieu co duoc hoc truong cong o ha noi? - 1

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú ( ảnh minh họa)

Trong buổi họp báo sáng nay, Trung tướng Trần Văn Vệ, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) nhấn mạnh thông tin bỏ sổ hộ khẩu, bỏ chứng minh nhân dân là thông tin không đúng, không chính xác. "Quản lý hộ khẩu là quản lý con người. Ở đây là bỏ phương thức quản lý hộ khẩu bằng giấy, để chuyển sang quản lý bằng công nghệ thông tin thôi. Mọi chính sách, thủ tục về đăng ký, quản lý cư trú của công dân vẫn thực hiện bình thường", Trung tướng Vệ cho hay. 

Hiện các bộ, ngành đang dựa vào sổ hộ khẩu để xác định về con người và nơi cư trú của họ, tức là dựa vào đó để giải quyết thủ tục hành chính. "Trong khu vực chỉ có một trường học để phục vụ một số lượng nhất định mà thôi, khi số lượng vượt quá khả năng, người ta không biết dựa vào đâu thì sổ hộ khẩu là một căn cứ để họ giới hạn lại", Trung tướng Vệ giải thích. 

Như vậy, việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách khác, bản thân quyển sổ hộ khẩu không thể giới hạn số lượng người nhập học. Khi hạ tầng kinh tế xã hội phát triển, đảm bảo được nhu cầu của người dân thì khi đó sẽ không hạn chế nữa.

>> Xem thêm: Bộ Công an: Thông tin bỏ sổ hộ khẩu, CMND là chưa chính xác

Người phụ nữ Hà Nội tặng 5.000 lượng vàng cho Nhà nước qua đời

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô qua đời hồi 23h20 đêm 5/11 tại nhà riêng 34 Hoàng Diệu, Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914 tại Hà Nội. Thân sinh là cụ bà Hoàng Đạo Phương, vừa là nhà nho vừa là một thương gia giàu có ở phố Hàng Đào. Năm 18 tuổi, bà kết hôn với nhà tư sản Trịnh Văn Bô – một thương nhân nổi tiếng giữa thế kỷ 20.

 tin tuc 24h: bo so ho khau, con em tinh le lieu co duoc hoc truong cong o ha noi? - 2

Bà Hoàng Thị Minh Hồ 

Hai vợ chồng được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi. Đến Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc.

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình cụ cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.

Hưởng ứng "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, vợ chồng bà đã hiến 5.147 lượng vàng cho chính phủ, tức gấp đôi ngân khố quốc gia thời ấy. Có lúc, vợ chồng bà đã phải bán phá giá tơ sợi lụa là, hy sinh sự nghiệp kinh doanh để đủ tiền ủng hộ cho việc giành lại giang sơn gấm vóc. 

>> Xem thêm: Người phụ nữ tặng 5.000 lượng vàng cho Nhà nước: Điều vĩ đại cuối cùng!

Bức ảnh bố chồng "đại tá" tranh giặt quần áo, bắt con dâu nằm nghỉ gây sốt mạng xã hội

Mới đây, một nàng dâu ở Sơn La đã chia sẻ hình ảnh người đàn ông trung niên đang giặt rất nhiều quần áo có cả đồ trẻ con và người lớn. Kèm theo ảnh là dòng trạng thái: “Đồng chí đại tá nhà em đây. Bố chồng em đấy ạ. Thành phố cắt nước nên giặt 1 núi quần áo. Con dâu đẻ 4 tháng rồi mà ông không cho giặt. Cứ đuổi vào nhà nằm nghỉ. Ông bảo mới nghỉ hưu nên buồn chân tay, để ông làm”.

 tin tuc 24h: bo so ho khau, con em tinh le lieu co duoc hoc truong cong o ha noi? - 3

Hình ảnh kèm trạng thái đang gây sốt cộng đồng mạng.

Người con dâu tên là Thanh Tâm (25 tuổi), đang sinh sống tại TP Sơn La, câu chuyện mà chị chia sẻ là thật. Hình ảnh trên chị mới chụp chiều qua (6/11) khi bố chồng đang giặt quần áo.

Chị Tâm kể, ngay cả trước khi nghỉ hưu, bố chồng chị vẫn hàng ngày lo giặt giũ, cơm nước, lau nhà, chợ búa, trồng rau, nuôi gà..., sau này khi có cháu ông lại bế cháu, tắm cho cháu. Sáng sáng ông còn dắt xe máy sẵn cho các con đi làm.

Không chỉ bố chồng, mà mẹ chồng của Tâm cũng rất tuyệt vời. Bà rất tâm lý, việc trong nhà cũng toàn tranh làm không cho con dâu đụng chân, đụng tay "Mình cảm thấy rất hạnh phúc khi may mắn được làm con dâu của bố mẹ. Mình chỉ biết nói cảm ơn với bố mẹ chứ không biết nói gì hơn”, chị Tâm cười nói.

>> Xem thêm: Câu chuyện cảm động sau bức ảnh bố chồng "đại tá" tranh giặt quần áo, bắt con dâu nằm nghỉ

Theo Hà Anh (Tổng hợp) (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment