Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mỗi năm có khoảng 1.500 - 2.000 trẻ được phẫu thuật bệnh lý thoát vị bẹn vì có bất thường ở vùng bẹn.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, khi phát hiện các biểu hiện bất thường ở vùng bẹn của trẻ cần phải đưa đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị sớm.
Chị Đỗ Hồng Nhung mẹ của bệnh nhân Nguyễn Thanh Trà, 7 tuổi ở Cổ Nhuế, Hà Nội cho biết, thứ hai vừa rồi chị đưa con đi khám do có bất thường ở bẹn như: đau nhiều ở vùng bẹn, vùng bẹn tăng kích thước khi ho.
Tại bệnh viện, các bác sĩ thăm khám đã kết luận cháu bị thoát vì bẹn và khuyên nên mổ sớm nếu không sẽ có biến chứng rất nặng.
Một trường hợp khác là chị Nguyễn Thị Hương, Hà Nội trong lúc thay tã cho con thì thấy trẻ sưng một bên bẹn.
Ngày hôm sau, chị phát hiện, bên còn lại cũng bị tương tự. Chị dùng tay ấn vào vùng sưng thì có cảm giác cứng. Sau khi bé hết khóc, hoặc không rướn vặn mình nữa, vùng sưng trở về bình thường. Hoảng hốt vì sợ con mắc bệnh hiểm, chị bế con đi khám thì phát hiện con trai chị bị thoát vị bẹn.
TS Phạm Duy Hiền, Trưởng Khoa Ngoại BV Nhi TW cho biết, bệnh lý thoát vị bẹn là một bệnh lý bẩm sinh hay gặp ở trẻ em.
Các chuyên gia phẫu thuật cho trẻ có bất thường vùng bẹn.
Biểu hiện của thoát vị bẹn như: Xuất hiện khối phồng tại vùng bẹn - bìu (bé trai) hay vùng môi lớn âm hộ (bé gái); Khối này to lên khi trẻ ho, khóc, rặn hay sau vận động mạnh, có thể xẹp xuống khi trẻ nghỉ ngơi hay nằm yên; Khối thoát vị có thể đau khiến trẻ quấy khóc, nhưng cũng có thể không gây đau.
BS Hiền cho biết, thường khi thấy con quấy khóc, cha mẹ hiếm khi nghĩ tới thoát vị bẹn. Chỉ đến khi khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được và bị nghẹt, trẻ đau đớn khóc thét, gia đình mới đưa con đến bệnh viện. Khi đó, rất có thể ruột hoặc buồng trứng đã bị hoại tử. Khi thấy trẻ quấy khóc nhiều, không dỗ được, cha mẹ nên kiểm tra vùng bẹn hai bên của con.
Về cách phòng bệnh, theo các chuyên gia, bệnh phát hiện lúc nào, phẫu thuật ngay lúc đó là cách tốt nhất để không xảy ra biến chứng. Bởi thoát vị bẹn nếu không được điều trị kịp thời, các cơ quan trong ổ bụng như ruột, buồng trứng (ở bé gái) có thể chui vào ống phúc tinh mạc và bị nghẹt.
Còn với bé trai, do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép bởi các nội tạng bị nghẹt, ruột ép vào bó mạch tinh hoàn sẽ gây giảm lượng máu nuôi đến tinh hoàn. Thậm chí, ở những trẻ bị dị tật này, nếu không được mổ kịp thời sẽ dẫn đến nghẹt ruột, hoại tử ruột rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Hiện phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh lý này. BV Nhi TW đã áp dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật nội soi mới trong phẫu thuật bệnh lý thoát vị bẹn cho trẻ.
Phương pháp phẫu thuật mới này ít sang chấn tới mạch máu và ống dẫn tinh (ở trẻ nam) bởi mổ mở thường phải bóc tách phẫu tích nhiều vào ống bẹn dễ gây tổn thương các thành phần này, do đó sẽ ít ảnh hưởng hơn tới chức năng sinh sản sau này của trẻ.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã phẫu thuật thành công cắt khối u trung thất...
No comments:
Post a Comment