Ảnh minh họa: Internet
Theo các BS sản khoa, thông tin như vậy gây ra rất nhiều hoang mang cho các thai phụ và người nhà. Bởi lẽ các trường hợp "bị cấm" chỉ nói về một số bệnh cảnh lâm sàng cần chống chỉ định trong gây tê tuỷ sống. Phương pháp vô cảm cho sản phụ thích hợp cho mổ lấy thai phụ thuộc vào mẹ, thai nhi và các yếu tố sản khoa.
Trong thực hành hiện nay, gây tê trục thần kinh bao gồm gây tê tuỷ sống và gây tê ngoài màng cứng là phương pháp chọn lựa có xu hướng ngày càng tăng ở các nước Mỹ, Anh và các nước phát triển từ năm 2001 trở lại đây. Hội Gây mê hồi sức Việt Nam cũng xem đây là một phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai nếu không có các bệnh lý đặc biệt.
Gây mê toàn thân được sử dụng trong trường hợp chống chỉ định gây tê trục thần kinh vì lý do bệnh lý, các bệnh như đã nêu trên hay thời gian không cho phép. Nếu kiểm soát huyết áp tốt thì gây tê tủy sống trong mổ lấy thai đem lại thuận lợi cho các sản phụ nhiều hơn so với gây mê toàn thân ở chỗ sản phụ tỉnh táo, nhận thức về đau rõ hơn, ói mửa nhiều hơn trong gây mê toàn thân nhưng tình trạng mất máu do tử cung gò kém ít hơn, tình trạng tiêu hoá ổn định, ho, sốt, suy hô hấp ít hơn, sản phụ tiết sữa nhanh hơn, là yếu tố thuận lợi cho phương pháp da kề da cũng như các sản phụ vận động sớm hơn trong thời gian hậu phẫu.
Bất cứ một phương pháp nào cũng có tác dụng ngoại ý, tuy nhiên nếu kiểm soát tốt thì gây tê tuỷ sống vẫn là phương pháp an toàn trong vô cảm khi mổ lấy thai. Tuy nhiên cần phải tôn trọng các chống chỉ định để không xảy ra tai biến cho sản phụ.
Chính xác nội dung công văn Bộ Y tế yêu cầu tất cả cơ sở y tế sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản thay vì gây tê tủy sống đối với sản phụ bị nhau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, nhau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật… Lý do là thai phụ mắc tình trạng này có nguy cơ cao gặp tai biến như tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng nếu gây tê tủy sống.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến giải thích rõ ràng rằng hiện nay trong quy trình mổ lấy thai trên thế giới đa số bác sĩ dùng kỹ thuật gây tê tủy sống. Một số trường hợp đặc biệt như người mẹ có bệnh tim, huyết áp; nguy cơ chảy máu do nhau tiền đạo, sản giật, tiền sản giật; suy giảm chức năng gan, thận, phổi… thì gây mê toàn thân (hay gọi là gây mê nội khí quản) an toàn hơn cho người bệnh.
Tại Việt Nam, quy trình này vẫn được thực hiện từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo dõi, giám sát và thẩm định các ca tử vong mẹ ở nhiều địa phương, Bộ Y tế nhận thấy một số trường hợp "bác sĩ nghĩ là không sao hoặc sản phụ trót ăn nên vẫn gây tê tủy sống".
“Thực ra 10 ca gây tê tủy sống thì có thể một ca bị biến chứng như tụt huyết áp, chảy máu, thậm chí nguy cơ ngừng tim, việc cấp cứu cực kỳ vất vả, nguy cơ tử vong cao. Vì thế, để an toàn cho sản phụ, Bộ Y tế yêu cầu gây mê toàn thân trong những trường hợp đặc biệt”, thứ trưởng Tiến nói.
Để thực hiện kỹ thuật gây mê toàn thân, người bệnh cần phải nhịn ăn, nhịn đói. Một số trường hợp trót ăn thì phải hút sạch dạ dày. Công việc này phức tạp hơn rất nhiều so với thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống.
Phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh.
No comments:
Post a Comment