Sản phụ bị bệnh tim rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả hai mẹ con.
Chị Ng. đã thay van 2 lá từ năm 21 tuổi. Chị quen và yêu một người đàn ông, hai người có con nhưng vì bị bệnh nên càng về sau khi thai to chị Ng càng khó thở. Lúc ấy, người yêu chị cũng bỏ đi để lại chị quay trở về bấu víu với mẹ già đã 72 tuổi.Khi chị Ng khó thở, gia đình đã đưa chị đến bệnh viện tỉnh khám và bác sĩ đã chuyển chị Ng. ra thẳng Viện Tim mạch Quốc gia.
TS.BS. Phạm Thị Tuyết Nga, Trưởng phòng C2 Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chị Ng. nhập viện trong tình trạng thai trên nền bệnh lý thấp tim. Bác sĩ khám và kết quả siêu âm chẩn đoán kẹt van nhân tạo do huyết khối ở tuần thứ 32 của thai kỳ, sản phụ được chuyển đến Viện Tim mạch. Tuy nhiên tại đây, các bác sĩ nghe thấy tiếng van nhân tạo còn khá rõ, phổi nghe bình thường, không có tiếng ran ẩm, huyết áp không thấp, tình trạng khó thở lúc này vẫn chưa đến mức dữ dội hoặc phù phổi cấp, siêu âm tim thấy mức độ chênh áp qua van nhân tạo không quá cao như các ca bệnh kẹt van tim do huyết khối nặng khác mà cần phải mổ cấp cứu ngay. Mặc dù diễn biến nặng lên nhưng nếu mổ thay van tim cho sản phụ thì cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi.
Lúc này, thai nhi cũng còn quả nhỏ nếu bác sĩ mổ lấy thai trước khi mổ thay van tim cho mẹ, có thể thai nhi chưa thực sự trưởng thành. Với những đứa trẻ sơ sinh nếu sinh ở tuần 32 vẫn có thể nuôi được nhưng các bác sĩ vẫn cố gắng giữ cho cháu bé được ổ trong bụng mẹ được được ngày nào hay ngày đó. Trọng lượng thai đo được trên siêu âm thai khoảng 1,5-1,7kg…
Trường hợp của chị Ng., các bác sĩ phải hội chẩn và theo dõi hết sức sát sao. Chị Ng. tiếp tục được điều trị theo phác đồ chống đông máu hiệu quả đối với mẹ. Mục đích không để huyết khối tiếp tục hình thành trên van tim, ít nhất là duy trì tình trạng van tim của mẹ không bị huyết khối bám thêm, huyết khối cũ không gây ra biến cố với mẹ. Tranh thủ thời gian này để thai phát triển và hoàn thiện thêm, sẽ cố gắng mổ lấy thai ở tuần thứ 34 của thai kỳ và sau đó thay van tim cho mẹ.
Trong suốt khoảng thời gian theo dõi và điều trị, tình trạng BN khá ổn định, khó thở vừa phải, chênh áp qua van tim trên siêu âm Doppler tim không quá cao, thai nhi phát triển bình thường và có tăng cân. Sang đến ngày thứ 17 của quá trình theo dõi – cũng là lúc thai nhi bước sang tuần thứ 35 tuần. Bất ngờ sản phụ Ng. đột ngột khó thở nhiều lên, tim đập nhanh và siêu âm tim thấy chênh áp qua van nhân tạo tăng 4-5 lần so với ngày hôm trước.
Các bác sĩ tim mạch và phụ sản của Bệnh viện Bạch Mai đã hội chẩn và mổ lấy thai. Bé gái 2,2 kg chào đời, còn chị Ng. được chuyển sang hồi sức tim mạch và mổ thay van tim nhân tạo bị huyết khối gây kẹt. Sau 1 tuần phẫu thuật, hai mẹ con chị Ng. đã được ra viện.PGS.TS Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch cho biết, trước đây các bác sĩ Viện Tim mạch quốc gia đã điều trị cho nhiều sản phụ kẹt van tim, tuy nhiên đa số các ca bệnh đều phải phẫu thuật thay van tim sớm chứ không kéo dài được như sản phụ này…
Đây là một trường hợp rất đặc biệt các bác sĩ đã phải lên các phương án khác nhau để phòng tình huống bệnh xấu nhất. Sau 17 ngày cố gắng, hai mẹ con chị Ng đã được cứu sống.
Điều đặc biệt, hoàn cảnh của chị Ng khó khăn nên các bác sĩ của bệnh viện cũng đứng ra kêu gọi hỗ trợ từ các nhà hảo tâm cho mẹ con chị Ng.
Sau khi sinh được 5 ngày, sản phụ H. bị ngất xỉu tại nhà.
No comments:
Post a Comment